Trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 7, học sinh thường tìm hiểu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Vì vậy, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 86, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 86)
Câu 1. Đọc lại văn bản Cốm Vòng và trả lời câu hỏi sau:
a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là gì?
b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Tại sao?
Gợi ý:
a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản: Giới thiệu về Cốm Vòng.
b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt. Tác giả đã giới thiệu về Cốm Vòng theo trình tự thời gian: Từ công đoạn tạo ra cốm, cách gói cốm và cách thưởng thức cốm.
Câu 2. Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì có ảnh hưởng gì đến nội dung văn bản? Hãy thử thay đổi trật tự theo các cách khác nhau và trao đổi với các bạn ý kiến của mình.
- Nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì nội dung văn bản sẽ rời rạc, thiếu logic và sự mạch lạc.
- Ví dụ về sự thay đổi: Giả sử người viết giới thiệu lần lượt theo trình tự cách gói cốm – công đoạn tạo ra cốm – cách thưởng thức cốm.
Câu 3. Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều nội dung như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,… Như vậy có phải là văn bản thiếu mạch lạc không? Vì sao?
Văn bản không thiếu đi tính mạch lạc. Các nội dung được đề cập đều nói về vẻ đẹp của Trùng Khánh một cách khái quát nhất, hơn nữa tác giả sử dụng phần lớn dung lượng để nói về hạt dẻ Trùng Khánh.
Câu 4. Xác định từ ngữ địa phương theo vùng miền bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô phù hợp:
Từ ngữ |
Miền Bắc |
Miền Trung |
Miền Nam |
ba má |
x |
||
đìa |
x |
||
thức quà |
x |
||
chè xanh |
x |
||
răng rứa |
x |
||
mô tê |
x |
* Bài tập ôn luyện:
Viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết và xác định phép liên kết.
Gợi ý:
Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Trong quá khứ, điều đó được thể hiện qua những sử những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước ngày càng mạnh mẽ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam đã cùng đoàn kết đấu tranh. Từ các cụ già đến các trẻ em. Từ những người nông dân, công nhân đến các điền chủ. Từ những kiều bào nước ngoài đến nhân dân ở những vùng tạm chiếm… Tất cả đều chung một lòng quyết tâm chống giặc. Đó chính là điều mà mỗi người dân Việt Nam có thể tự hào mỗi khi nhắc đến tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Nội dung: Bàn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Hình thức: Phép lặp “Từ… đến”
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 86 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.