Tài liệu Soạn văn 12: Thực hành tiếng Việt trang 74, cung cấp những kiến thức hữu ích, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.
Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74
Giữ gìn và phát triển tiếng Việt
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[…] Khi nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì trước hết cần thấy rằng đó là một công việc bình thường, tự nhiên và thường xuyên, lâu dài trong suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay về sau, nhằm bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cải tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy ngôn ngữ nào cũng trải qua những thời kì nổi bật lên nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của nó. Như ở Nga, sau Cách mạng tháng Mười vĩ đại, Lê-nin (Lenin) đã kêu gọi mọi người không được “làm hỏng tiếng Nga”, “tuyên chiến với việc dùng những từ nước ngoài không cần thiết”.
Ở ta, từ những năm 50, trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, Bác Hồ đã nói đến các thứ “bệnh” ngôn ngữ mà chúng ta thường hay mắc như: bệnh “sảo”, nghĩa là nói và viết theo một cái khuôn mẫu hoàn toàn như nhau bất kể về việc gì, ở cấp nào, cơ quan nào; bệnh “ba hoa”, “nói dài, nói dại, nói dai”, còn nội dung thì rỗng tuếch, “ba voi không được bát nước xảo”; bệnh “vẽ rắn thêm chân”; bệnh “nói chữ”. Sau này, Bác cũng nhiều lần nhấn mạnh: “khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng”. Bác thường xuyên nhắc nhở: “tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta” và đồng thời chỉ rõ: “có những chữ ta không sẵn có và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài”.
Năm 1966, tại cuộc họp mặt về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (ngày 7 và ngày 10 tháng 2), tôi đã nêu ra ba khâu cần phải làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn sự giàu đẹp của nó, và hơn thế nữa làm cho nó ngày càng thêm giàu và đẹp. Đó là: giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kĩ thuật,…); đồng thời phải có những đổi mới, phát triển, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta.
[…] Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất “trí tuệ hoá và quốc tế hoá”. Điều này rất quan trọng khi ta đặt tiếng Việt trong bối cảnh thời đại ngày nay: thời đại của thông tin, của trí tuệ; thời đại của hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu, và do đó, tiếng Việt phải có những chuẩn bị, những thay đổi,để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.
(Phạm Văn Đồng, Trở lại vấn đề: Vì sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, năm 1999)
a. Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì?
b. Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay?
Hướng dẫn giải:
a.
– Cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì “nhằm bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.”
– Nội dung nhiệm vụ
- Giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta.
- Giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kĩ thuật,…)
- Có những đổi mới, phát triển, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta.
b.
– Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất “trí tuệ hoá và quốc tế hoá”.
– Ý nghĩa phát triển tiếng Việt: Để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.
Câu 2. Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực.
Hướng dẫn giải:
Biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực:
Giới trẻ ngày này tự sáng tạo “ngôn ngữ mới”, gọi là teencode, ví dụ như: chưa – ckưa, bó – pó, yêu – iu,…
Câu 3. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74 Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 74 sách Cánh diều tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.