Trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 6 học sinh sẽ được củng cố lại những kiến thức tiếng Việt.
Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 71), thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2. Mời tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 71)
Câu 1. Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
– Cách viết “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” nhấn mạnh sự chú ý của người đọc tới công sức của người ông.
– Còn cách viết “ Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông ” không nhấn mạnh vào công sức chăm sóc của ông dành cho cây ổi mà nhấn mạnh việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả.
Câu 2. Đọc đoạn trích sau:
[…] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.
a. Xác định câu văn sử dụng câu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.
Câu văn: Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn.
Tác dụng: Góp phần diễn tả nội dung câu văn rõ ràng, trọn vẹn hơn.
Câu 3. Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:
“Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu .”
Gợi ý: Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên.
Câu 4. Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.
Gợi ý: Biển cả rộng lớn bao la, xanh thăm thẳm và cũng thật giàu có.
Câu 5. Đọc đoạn văn sau:
Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. […] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khỏi bay lên qua mái nhà rất nhanh, rất cao.
a. Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hoá trong đoạn văn trên.
Các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa: vui, nhảy nhót, reo vui.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn đó.
Tác dụng: Góp phần diễn tả sinh động hình ảnh khói gần gũi giống như con người.
Viết ngắn
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Gợi ý:
– Mẫu 1: Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn nhà tôi luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ… giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Tôi rất yêu ông nội của mình. Tôi mong ông sẽ thật khỏe mạnh để sống cùng gia đình tôi thật lâu.
- Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi.
- Câu văn có nhiều vị ngữ: Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn.
– Mẫu 2: Kì nghỉ hè năm nay, em được về thăm quê ngoại. Đúng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng đến gần trưa mới đến nơi. Từ xa, em đã thấy bà ngoại đang đứng ở ngoài cổng. Em háo hức chạy đến chào bà. Buổi trưa, em được thưởng thức những món ăn bà nấu. Món nào cũng ngon miệng, hấp dẫn. Chiều đến, hai bà cháu ra vườn, vừa chăm sóc cây cối vừa trò chuyện vui vẻ. Những cây cối trong vườn được bà chăm vô cùng tươi tốt. Em thích nhất là chị hồng nhung đang khoe sắc ở góc vườn. Tối hôm đó, em ngồi ngoài sân nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích em đã được đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Giây phút đó, em cảm thấy yêu bà ngoại của mình biết bao nhiêu.
- Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Em thích nhất là chị hồng nhung đang khoe sắc ở góc vườn.
- Câu văn có nhiều vị ngữ: Chiều đến, hai bà cháu ra vườn, vừa chăm sóc cây cối vừa trò chuyện vui vẻ.
Xem thêm: Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71 – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 71 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.