Tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 45, sẽ được Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:
a.
Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b.
Cùng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c.
Nhẹ như bấc nặng như chì,
Gỡ ra cho nữa còn gì là duyên?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Gợi ý:
a.
- Biện pháp đối: Dầu chong trắng đĩa – lệ tràn thấm khăn
- Tác dụng: tạo vẻ hài hòa cho câu thơ, giúp miêu tả tâm trạng thao thức và dằn vặt của nhân vật Thúy Kiều một cách cô đúc và gợi cảm.
b.
- Biện pháp tu từ đối: người ngoài cười nụ – người trong khóc thầm
- Tác dụng: tạo vẻ hài hòa cho câu thơ, thể hiện cô đọng và hàm súc sự trái ngược, tương phản giữa trạng bề ngoài và tâm trạng bên trong của Thúc Sinh cũng như Thúy Kiều
c.
- Biện pháp tu từ đối: nhẹ như bấc – nặng như chì
- Tác dụng: tạo vẻ hài hòa cho câu thơ, thể hiện cô đọng và hàm súc sự tương phản giữa hai hình ảnh ví von, hai trạng thái bối rối và sự ràng buộc mà người trong cuộc khó lòng thoát được.
Câu 2. Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và nêu tác dụng của biện pháp này.
– Những dòng sử dụng biện pháp đối:
- Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn
- Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
- Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
- Chị dù thịt nát xương mòn,
- Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
- Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
- Bây giờ trâm gãy bình tan,
– Tác dụng: tạo vẻ hài hòa cho câu thơ, thể hiện cô đọng và hàm súc tâm trạng của xót xa, đau đớn của Thúy Kiều.
Câu 3. Theo bạn, cách sử dụng biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau?
a.
Lại như những thói người ta,
Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b.
Tình duyên ấy hợp tan này,
Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
(Nguyễn Du, Độc “Tiểu Thanh kí”)
– Giống nhau: Sử dụng biện pháp tu từ đối khi đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hòa về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ.
– Khác nhau:
- Câu a, b: đối trong một dòng thơ (a: Vớt hương dưới đất – bẻ hoa cuối mùa; b: Tình duyên ấy hợp – tan này)
- Câu c: đối trong hai dòng thơ (son phấn có thần – văn chương không mệnh)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 45 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.