Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh.
Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Pgdphurieng.edu.vn đăng tải đến bạn đọc ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138
Câu 1. Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau:
a.
Trướng hùm mở giữa trung quân,
Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.
Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,
Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b.
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.
Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.
Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là. […]”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Hướng dẫn giải:
a.
– “trướng hùm”: xưa thường dùng da hùm làm thành cái màn lớn để chủ soái họp bàn với các tướng
– “cửa viên”: thời xưa khi đánh trận thường dùng nhiều xe, đóng quan ở đâu thì lấy xe bao quanh làm hàng rào, châu càng xe vào nhau làm cổng ra vào. Về sau, người ta gọi nơi làm việc của tướng chỉ huy là viên môn.
b. “Sâm, Thương”: tức là để chỉ sao Sâm và sao Thương.
=> Tác dụng: diễn đạt hàm súc, gợi không khí trang trọng, uy nghiêm
Câu 2. Dùng từ điển để tra cứu nghĩa của các thành ngữ dưới đây và cho biết các thành ngữ này gắn với điển tích, điển cố nào.
a. Lá thắm chỉ hồng
b. Tái Ông thất mã
c. Ngưu lang Chức nữ
Hướng dẫn giải:
a.
– Lá thắm chỉ hồng: duyên số, tiền định trong tình yêu, hôn nhân.
– Điển cố: Vu Hựu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm đỏ thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm; cũng ví như Vi Cố kết duyên với người con gái mà trước đây chàng đã thuê người giết và muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc chân hai người từ thuở ấy, lúc vợ chàng mới là cô gái lên ba.
b.
– Tái Ông thất mã: phúc, họa, may, rủi là những điều khó định đoán được
– Đó là câu chuyện: Thượng Tái ông có con ngựa quý tự nhiên biến mất, nhiều người đến hỏi thăm, ông nói với họ biết đâu đó lại là điều phúc. Quả nhiên, ít hôm sau ngựa quý quay về và kéo theo một con ngựa khác về cùng. Ông lại nói với mọi người biết đâu đó là điều hoạ, và đúng vậy, con trai ông mải mê phi ngựa, chẳng may ngã gãy chân. Thượng Tái ông lại nói với mọi người biết đâu đó lại là điều phúc. Ít lâu sau có giặc, trai trẻ trong làng đều phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ trở về nữa, riêng con ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót.
c.
– Ngưu lang Chức nữ : vợ chồng xa cách, ít có điều kiện gặp nhau
– Đó là câu chuyện Ngưu lang và Chức nữ. Ngưu Lang – một chàng trai nghèo; Chức Nữ – một tiên nữ xinh đẹp. Hai người đã vượt qua mọi khó khăn và chia ly để được gặp nhau mỗi năm vào ngày Thất Tịch (ngày 7 tháng 7 âm lịch).
Câu 3. Kể tên một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết. Chỉ ra ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh mà em thích trong tác phẩm ấy và giải thích lí do em lựa chọn từ ngữ/hình ảnh như vậy.
Hướng dẫn giải:
Một số tác phẩm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan),…
Câu 4. Xác định thành ngữ có trong đoạn trích sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ này:
Vợ chàng quỷ quái, tinh ma
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!
Kiến bò miệng chén chưa lâu.
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Hướng dẫn giải:
– Thành ngữ: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén .
– Tác dụng: miêu tả được tính cách của Hoạn Thư, giúp Thúc Sinh hiểu rõ thái độ và dự định của Thúy Kiều.
Câu 5. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong ngữ liệu b, bài tập 1.
Hướng dẫn giải:
Làm cho lời thơ trang trọng, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn của Thúy Kiều,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 138 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.