Để giúp học sinh củng cố lại kiến thức về tiếng Việt, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 113).
Mời các bạn học sinh lớp 6 tham khảo tài liệu để có thể hiểu rõ hơn về bài học. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 113)
Câu 1. Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:
– Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
– Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
a. Những từ ngữ in đậm trên các câu trên nhằm chỉ những sự vật nào?
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: mặt trời, mâm bạc: bầu trời.
- mân bế, chất nén bạc: bầu trời.
b. Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ.
- Tác dụng: Hình ảnh mặt trời trên biển trở nên huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:
a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng: Cho thấy sức mạnh khủng khiếp của cát trong cơn bão.
b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa
- Tác dụng: Gió cũng giống như con người, đang bày binh bố trận.
Câu 3. Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.
– Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
– Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
– Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
=> Cho thấy vẻ đẹp sinh động của Cô Tô.
– Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
=> Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng: luôn bao la, dạt dào giống như biển cả.
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.
Gợi ý:
Tiếng gà gáy đã đánh thức vạn vật. Ở phía đằng đông, ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi chân trời. Ông đang phô bày vẻ ngoài to lớn, đỏ hừng hực của mình. Ông tưới lên những cành cây, những nẻo đường, những mái nhà thứ ánh sáng đỏ hồng xinh đẹp. Bầu trời như tấm vải đang phai dần màu đen, để lộ lớp vải màu hồng cam rực rỡ ở bên trong. Những cơn gió mang theo hơi sương lạnh, vẫn nghịch ngợm mà chạy trốn khắp khu vườn làm bầy lá phải xôn xao. Tiếng chim tràn khắp mọi nơi. Chẳng mấy chốc, ông mặt trời đã lên cao. Ánh sáng dịu dàng ấy đánh thức và đưa những tấm màn sương đã được dệt trong cả đêm qua đi về nhà. Thế là một buổi sáng tuyệt vời nữa lại bắt đầu.
- So sánh: Bầu trời như tấm vải đang phai dần màu đen, để lộ lớp vải màu hồng cam rực rỡ ở bên trong.
- Ẩn dụ: Tiếng chim tràn khắp mọi nơi.
– Mẫu 2:
Quê hương em có con sông chảy qua. Mỗi lần về thăm quê, em lại cùng các bạn ra bờ sông chơi. Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt. Ánh nắng giòn tan đổ xuống dòng sông lấp loáng. Hàng tre xanh soi bóng xuống mặt sông. Sông như một người mẹ hiền từ ôm lấy xóm làng. Nhờ có phù sa của con sông bồi đắp, những cánh đồng xung quanh trở nên tươi tốt. Cuộc sống của con người cũng trở nên sung túc hơn. Em yêu lắm con sông quê hương.
- So sánh: Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt.
- Ẩn dụ: Ánh nắng giòn tan đổ xuống dòng sông lấp loáng.
Xem thêm: Đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ trong các câu:
a.
Kiến
Hành quân
Đầy đường
(Mưa, Trần Đăng Khoa)
b.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
(Đồng Xuân Lan)
c.
Từ giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
d.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Tục ngữ)
Gợi ý:
a. Nhân hóa
b. So sánh
c. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
d. Hoán dụ
Câu 2. Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ.
Gợi ý:
Mỗi lần về thăm quê, em lại được dạo chơi trên cánh đồng lúa rộng mênh mông. Ông mặt trời đã thức giấc sau một giấc ngủ say để đánh thức vạn vật. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên chiếc lá. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, xa đến tận chân trời. Cơn gió thổi khiến cho hàng lúa đung đưa như đang nhảy múa trước gió. Trên con đường làng, các bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Một ngày mới bận rộn lại bắt đầu. Trên cao, tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Hương lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi. Mỗi người một công việc của mình, ai cũng thật bận rộn. Một không khí tươi vui hòa quyện tạo ra một bức tranh làng quê thật yên bình và tràn đầy sức sống. Bây giờ, quê hương em ngày càng trở nên hiện đại. Những cánh đồng lúa cũng không còn nhiều như lúc trước. Nhưng hình ảnh đẹp đẽ này vẫn còn in đậm trong tâm trí của em.
- So sánh: Cơn gió thổi khiến cho hàng lúa đung đưa như đang nhảy múa trước gió
- Nhân hóa: Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 113) – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 113 sách Kết nối tri thức tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.