Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm, đến với các bạn học sinh.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu chương trình môn Ngữ Văn lớp 12. Mời tham khảo dưới đây.
Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
Câu 1. Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) nhằm tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho một lời tuyên ngôn trong SGK.
– Sự phối hợp nhịp ngắn và dài:
- Một dân tộc/ đã gan góc/chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay: 3/3/ 11
- dân tộc đó/phải được tự do: 3/4
- Dân tộc đó/ phải được độc lập: 3/4
=> Nhịp điệu trải dài phù hợp với việc biểu hiện các cuộc đấu tranh trường kì của dân tộc. Nhịp điệu ngắn cho thấy sự dồn dập, phù hợp với nội dung khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.
– Câu đầu, các vế kết thúc bằng thanh bằng (nay, do), do là âm tiết mở. Câu sau kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc (lập), đây là âm tiết đóng .
Câu 2. Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu (có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết hợp cú pháp) trong việc tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi cứu nước (trích) trong SGK (chú ý vần, sự ngắt nhịp và đối xứng).
– Sự phối hợp giữa vần bằng và vần trắc tạo sự hài hoà về thanh điệu cuối mỗi nhịp.
– Sự kết hợp giữa những nhịp điệu ngắn với nhịp dài trong một câu văn tạo nên âm hưởng khi khoan thai, khi dồn dập mạnh mẽ.
– Cách ngắt nhịp đối xứng: 4/2, 4/2 (Bất kì đàn ông,/đàn bà, bất kì người già,/ người trẻ); 3/2, 3/2 (Ai có súng /dùng súng. Ai có gươm/ dùng gươm).
– Sử dụng điệp ngữ, điệp cấu trúc: “Bất kì… bất kì….; Ai có… ai có…” .
Câu 3.
- Nhịp ngắn, dứt khoát phù hợp với không khí kháng chiến.
- Nhịp ngắn dài sử dụng linh hoạt giúp thể hiện suy tư, tình cảm của tác giả.
- Vừa điệp ngữ, vừa điệp cấu trúc (Tre… Tre… ) tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
Câu 1. Phân tích tác dụng tạo hình tượng của phép điệp phụ âm đầu trong các câu thơ sau:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
Điệp phụ âm đầu “l” nhằm gợi ra những hình ảnh những bông hoa lựu giống như những đốm lửa lập loè lúc ẩn, lúc hiện.
Làn ao lóng lánh ánh trăng loe.
Điệp phụ âm đầu “l” nhằm khắc họa hình ảnh ánh trăng phản chiếu trên mặt nước như đang loang ra và choán lấy khắp bề mặt không gian.
Câu 2. Trong đoạn thơ ở SGK vần nào được lặp lại nhiều nhất? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó.
– Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần “ang” được lặp lại bảy lần: bàng, đang, giang, mang, đang, ngang, sang.
– Đây là nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm). Việc sử dụng vần “ang” góp phần tạo ra cảm giác rộng mở và chuyển động, thích hợp sắc thái miêu tả thời tiết lúc giao mùa từ mùa đông sang mùa xuân. Từ đó gợi ra không gian mênh mang, rộng mở của bầu trời, của lòng người khi mùa đông đến.
Câu 3.
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn lên thước cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Tây Tiến, Quang Dũng)
Đoạn thơ trên đã gợi ra được khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự gian lao, vất vả của cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp của nhiều yếu tố. Hãy phân tích.
Gợi ý:
– Nhịp thơ: 4/3
– Ở 3 câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, câu thơ cuối toàn thanh bằng tạo ấn tượng về một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn.
– Từ ngữ: Sử dụng từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), biện pháp tu từ nhân hóa (súng ngửi trời), điệp ngữ (dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm) phối hợp biện pháp lặp và đối (ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống).
– Phép lặp cú pháp ở câu 1 và câu 3 (Dốc lên khúc khủy, dốc thăm thẳm/Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống).
=> Khung cảnh hiểm trở, cho thấy cuộc hành quân gian lao, vất vả.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm Soạn văn 12 tập 1 tuần 11 (trang 129) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.