Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi cảm tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thu điếu. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo để có thêm những kiến thức hữu ích.
Soạn bài Thu điếu
Trước khi đọc
Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.
Học sinh tự chọn một mùa yêu thích.
Gợi ý:
– Mùa yêu thích: mùa thu
– Một số từ ngữ dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa thu: trong lành, dễ chịu, lãng mạn…
Đọc văn bản
Câu 1. Hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động của sự vật.
- Hình dáng: chiếc thuyền câu bé tẻo teo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co
- Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng
- Âm thanh: đưa vèo, cá đớp động
- Chuyển động: “sóng” – “hơi gợn tí”, “lá” – “khẽ đưa vèo”, “tầng mây” – “lơ lửng”.
Câu 2. Những hình ảnh thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
Hình ảnh thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ: Tựa gối, buông cần lâu chẳng được/Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Chỉ ra đặc điểm về bố cục, niêm và luật bằng trắc của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ.
– Bố cục:
- Phần 1. Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh làng quê vào mùa thu.
- Phần 2. Hai câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên.
– Niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.
– Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).
Câu 2. Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.
Nhan đề Thu điếu: mùa thu câu cá. Ở đây, tác giả mượn việc câu cá để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của bức tranh mùa thu ở làng quê. Đồng thời, nhà thơ cũng muốn bày tỏ nỗi niềm tâm trạng của một con người luôn lo lắng cho đất nước.
Câu 3. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.
– Bức tranh mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:
- Ao thu lạnh lẽo với chiếc thuyền cao bé tẻo teo
- Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
- Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
– Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian: Từ gần đến xa rồi lại đến gần, điều đó giúp nhà thơ có thể miêu tả toàn cảnh mùa thu.
Câu 4. Phân tích các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.
– Phân tích các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:
- Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt.
- Âm thanh: đớp động dưới chân bèo.
- Chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
– Những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ: Không khí trong lành, trời thu trong xanh, cảnh vật yên bình, thơ mộng…
Câu 5. Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?
– Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế đang câu cá, trạng thái đầy thư thái:
- “Tựa gối buông cần”: tâm thế nhàn nhã
- “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”: Âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới chân bèo, từ “đâu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh.
– Nỗi niềm tâm sự của tác giả: Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, cùng với nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn.
Câu 6. Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?
– Chủ đề: Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi cảm tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả.
– Tâm hồn của tác giả: Nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên nhưng cũng đầy những trăn trở, suy tư của một tâm hồn nặng lòng với đất nước.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài thơ “Thu điếu”.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thu điếu Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 40 sách Kết nối tri thức tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.