Soạn bài Thời gian biểu giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 13, 14, 15, 16, 17.
Qua đó, các em biết cách phân biệt c/k, nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Thời gian biểu – Tuần 1 của Chủ đề Em đã lớn hơn theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài phần Khởi động – Bài 2: Thời gian biểu
Nói với bạn những việc em làm trong ngày theo gợi ý:
Gợi ý trả lời:
Mẫu 1:
Những việc em làm trong ngày là:
- Buổi sáng: thức dậy vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đến trường
- Buổi trưa: Em ăn cơm tại trường và ngủ trưa tại trường
- Buổi chiều: Em học đến 4 giờ tan trường, sau đó chơi cầu lông cùng anh trai
- Buổi tối: Phụ mẹ rửa bát, học bài và đi ngủ.
Mẫu 2:
Những việc em làm trong ngày là:
Buổi sáng |
Buổi trưa |
Buổi chiều |
Buổi tối |
– đánh răng – rửa mặt – ăn sáng – đi xe đạp đến trường |
– ăn bán trú – ngủ trưa tại lớp |
– học đến 5h chiều tan trường – sau đó, chơi bóng rổ cùng anh trai |
– giúp mẹ rửa bát – học bài – 9h30 tối em đi ngủ |
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 2: Thời gian biểu
1. Đọc
1. Nêu những việc bạn Đình Anh làm vào buổi sáng
2. Bạn Đình Anh đá bóng vào lúc nào?
3. Thời gian biểu giúp ích gì cho bạn Đình Anh?
Gợi ý trả lời:
1. Những việc bạn Đình Anh làm vào buổi sáng là:
- Vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng
- Học ở trường
- Riêng thứ bảy, chủ nhật: Tham gia câu lạc bộ bóng đá.
2. Bạn Đình Anh đá bóng vào lúc: 16:30
3. Thời gian biểu giúp bạn Đình Anh học tập và sinh hoạt đúng giờ, điều độ.
2. Viết
a. Nghe – viết: Bé Mai đã lớn (từ đầu đến đồng hồ nữa).
Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách. Lúc đầu, bé đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo túi xách và đồng hồ nữa.
b. Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ✪. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng.
c. Chọn chữ c hoặc chữ k thích hợp với mỗi ✪
Gợi ý trả lời:
b. Viết chữ cái thích hợp:
Số thứ tự | Chữ cái | Tên chữ cái |
1 | a | a |
2 | ă | á |
3 | â | ớ |
4 | b | bê |
5 | c | xê |
6 | d | dê |
7 | đ | đê |
8 | e | e |
9 | ê | ê |
c. Điền từ vào chỗ chấm: nấu cơm, tưới cây, xâu kim
3. Tìm các từ ngữ
a. Chỉ hoạt động của trẻ em.
M:đọc sách
b. Chỉ tính nết của trẻ em.
M:chăm chỉ
Gợi ý trả lời:
a. Từ ngữ chỉ hoạt động của trẻ em là: đọc sách, đi học, tưới cây, nhổ cỏ, quét nhà, rửa bát…
b. Từ ngữ chỉ tính nết của trẻ em là: ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành, lễ phép,…
4. Đặt một câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3
M: – Bạn Lan đang đọc sách.
– Bạn Mai rất chăm chỉ.
Gợi ý trả lời:
Đặt câu như sau:
- Bạn Hoa rất lễ phép với mọi người
- Bạn Hương tưới cây giúp ông nội
- Bạn Ngọc rửa bát giúp mẹ mỗi ngày
5. Nói và nghe
a. Nhắc lại lời của bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ.
b. Cùng bạn đóng vai bố, mẹ và Mai để:
- Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy Mai quét nhà rất sạch.
- Nói và đáp lời khen ngợi khi Mai giúp mẹ nhặt rau, dọn bát đũa.
Gợi ý trả lời:
a. Lời nói của bạn nhỏ thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú và cảm thấy yêu thích cây hoa hồng.
b.Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy Mai quét nhà rất sạch.
Bố: Chao ôi, con gái bố quét nhà sạch quá!
Mai: Con cảm ơn bố. Nhờ bố dạy con quét nhà đấy ạ.
Hoặc:
Mai: Bố ơi! Nãy con vừa quét nhà xong đấy ạ.
Bố: Ôi! Con gái bố lớn thật rồi. Bố rất vui vì con đã biết giúp đỡ bố mẹ.
Nói và đáp lời khen ngợi khi Mai giúp mẹ nhặt rau, dọn bát đũa:
Mẹ: Con gái mẹ ngoan quá! Con đã biết giúp mẹ nhặt rau và dọn bát đũa rồi!
Mai: Con cảm ơn mẹ. Sau này, con sẽ giúp đỡ mẹ nhiều việc nhà hơn ạ.
Hoặc:
Mai: Mẹ ơi! Con giúp mẹ nhặt rau nhé!
Mẹ: Con gái mẹ giỏi quá. Để mẹ hướng dẫn con làm nhé!
6. Tự giới thiệu
a. Đọc phần tự giới thiệu của bạn Lê Đình Anh và trả lời câu hỏi:
- Bạn Đình Anh tự giới thiệu những gì về mình?
- Em thích nhất điều gì trong phần tự giới thiệu của bạn Đình Anh?
b. Tự giới thiệu về mình với bạn theo gợi ý:
- Tên em là gì?
- Em có sở thích gì?
- Ước mơ của em là gì?
- …
c. Viết 2 – 3 câu về nội dung em đã nói.
Gợi ý trả lời:
a. Trả lời câu hỏi:
- Bạn Đình Anh giới thiệu về: họ tên, sở thích và ước mơ của bạn ấy
- Bạn Đình Anh giới thiệu rất ngắn gọn, dễ hiểu
b. Tự giới thiệu:
Các em tự trả lời theo bản thân mình, dưới đây là ví dụ mẫu:
– Tên em là: Ngọc Minh.
– Em có sở thích là: nhảy dây, đọc truyện, vẽ tranh.
– Ước mơ của em là: trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi.
c. Em tên là Trần Ngọc Minh, tên gọi thân mật ở nhà là Bống. Sở thích của em là nhảy dây, đọc truyện, vẽ tranh. Ước mơ của em lớn lên sẽ thành một giáo viên dạy tiến Anh giỏi như mẹ em.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 2: Thời gian biểu
Câu 1
Đọc một truyện về trẻ em:
a. Chia sẻ về truyện đã đọc
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ
Gợi ý trả lời:
1.Câu chuyện: “Cậu bé và bó củi”
Chuyện kể rằng có một cậu bé con trai người tiều phu, nhà ở gần khu rừng già. Một ngày nọ, nhà hết củi đun, mẹ bảo cậu vào rừng nhặt ít củi về cho mẹ. Cậu bé định vào rừng một lát sẽ về ngay nên không mang theo nước uống hay thức ăn gì cả. Cậu chỉ xách theo một sợi dây thừng để buộc bó củi rồi vội vã đi vào rừng.
Cậu bé nghĩ là trong rừng lúc nào cũng có sẵn nhiều cành khô, nhưng không ngờ thời gian ấy cành khô lại rất khó tìm. Cậu đi cả buổi sáng mà chỉ nhặt được một ít củi. Cậu tiếp tục đi sâu vào rừng. Được một quãng, cậu thấy một người đàn ông có vẻ rất đói đang ngồi dưới gốc cây. Do không mang theo thức ăn nên cậu không có cách nào giúp được người đàn ông nọ. Dù ái ngại, cậu đành đi tiếp.
Được một quãng nữa, cậu thấy một chú hươu đứng liếm mép liên tục tỏ vẻ rất khát nước. Cậu bé cũng không có nước mang theo bên mình nên không thể giúp được gì cho chú nai bé nhỏ. Cậu bé lại tiếp tục đi nhặt củi, trong lòng cảm thấy vô cùng áy náy. Cậu nghĩ mãi không biết phải giúp người đàn ông nọ và chú hươu như thế nào.
Cậu ôm bó củi đang ngày một to dần lên vai. Đang đi, cậu bé nhìn thấy một người đang cắm trại trong rừng. Anh ta loay hoay nhóm bếp mà mãi không được vì củi bị ướt. Cậu bé thấy vậy liền chạy lại cho người đàn ông một ít củi khô. Sau đó, cậu bé lễ phép xin anh ta một ít nước uống và thức ăn. Sau khi nhận được phần thức ăn và nước uống, cậu nhanh chóng quay trở lại đường cũ tìm gặp người đàn ông và chú nai con để giúp họ.
Do nôn nóng nên cậu bé bị vấp té, đầu gối bị trầy xước hết. Người đàn ông thấy vậy vội đỡ cậu bé ngồi xuống và xoa bóp chỗ đau cho cậu. Chú hươu có vẻ rất hiểu chuyện liền chạy đi hái một ít lá thuốc đắp vào vết thương cho cậu bé. Cả ba người và vật đều cảm thấy vui vẻ vô cùng vì mình đã giúp đỡ được người khác.
Bài học cho bé: Cậu bé trong câu chuyện tốt bụng quá phải không các bé? Và bé có thấy không, khi giúp đỡ người khác, cậu bé ấy không chỉ cảm thấy vui mà còn nhận lại được sự giúp đỡ khi cần. Cuộc sống sẽ vui hơn và dễ dàng hơn khi mọi người biết giúp đỡ nhau nhé các bé!
Câu 2
Chơi trò chơi Mỗi người một vẻ: Nghe đặc điểm, đoán tên bạn.
Gợi ý trả lời:
Em dựa vào đặc điểm các bạn trong lớp em để chơi trò chơi và đoán:
- Bạn nữ cao cao, có mái tóc đen dài, đôi mắt to => Đoán: Bạn Lan
- Bạn Nam cao to, chơi đá bóng giỏi, chăm học, đeo kính cận => Đoán: Bạn Tuấn Anh
- Bạn nữ thấp, bé bé, tóc xoăn, đeo kính hồng => Đoán: Bạn Ngọc
- Bạn nam cao gầy, da ngăm, không đeo kính, hôm nay mặc áo trắng => Đoán Bạn Minh
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thời gian biểu trang 13 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 1 – Tuần 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.