Đối với chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được tìm hiểu về thao tác lập luận bác bỏ – một thao tác được sử dụng khá nhiều trong bài văn nghị luận.
Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Thao tác lập luận bác bỏ, mời các em học sinh cùng tham khảo sau đây.
Soạn văn Thao tác lập luận bác bỏ
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
– Mục đích: Trong đời sống cũng như trong sách báo, ta có thể bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói bài viết lệch lạc, thiếu chính xác (trái ngược với thực tế, với đạo lý… hoặc sử dụng cách lập luận không logic, phản khoa học…). Trong những tình huống ấy, chúng ta cần tranh luận để bác bỏ những ý kiến sai trái đó.
– Yêu cầu:
Cần dùng những lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, giàu tính thuyết phục.
Khi bác bỏ cần nắm chắc những sai lầm của họ, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
II. Cách bác bỏ
1. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi
– Đoạn 1: Luận điểm bị bác bỏ: Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh; cách bác bỏ: giảng giải về những tác phẩm của Nguyễn Du.
– Đoạn 2: Luận cứ bị bác bỏ: Nhiều đồng bào chúng ta… than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn; cách bác bỏ: phân tích bằng lí lẽ “họ chỉ biết những từ thông dụng…” và dẫn chứng “ngôn ngữ của Nguyễn Du, người An Nam dịch những tác phẩm Trung Quốc…”, rồi truy tìm nguyên nhân “sự bất tài của con người”.
– Đoạn 3. Cách lập luận bị bác bỏ: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”; cách bác bỏ: chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá với các dẫn chứng cụ thể.
2. Hãy cho biết các cách thức bác bỏ
– Nêu tác hại
– Chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
Tổng kết:
– Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác… từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
– Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác… của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
– Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan đúng mực.
II. Luyện tập
Câu 1. Đọc hai đoạn trích trong SGK và trả lời câu hoỉ
– Quan điểm bị bác bỏ:
- Đoạn a: Cứng quá thì gãy
- Đoạn b: Thơ là những lời đẹp, thơ là những đề tài đẹp
– Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả khác nhau:
- Đoạn a: sử dụng lý lẽ (Kẻ sĩ chỉ lo…ra mềm?) và dẫn chứng (Ngô Tử Văn); giọng văn: mạnh mẽ, dứt khoát.
- Đoạn b: Sử dụng dẫn chứng (thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyên Du, thơ nước ngoài, thơ trong nước…); giọng văn kiên quyết.
– Bài học về cách bác bỏ: Cần sử dụng cách bác bỏ và giọng văn phù hợp với đối tượng.
Câu 2. Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh chị hãy bác bỏ quan điểm đó.
Gợi ý:
– Thành tích học tập chỉ là một khía cạnh để đánh giá con người.
– Nhiều người có thành tích học tập yếu, nhưng lại có nhân cách tốt thì đáng được trân trọng (Nêu ví dụ cụ thể).
– Bản thân người học yếu đôi khi thuộc về năng lực cá nhân hoặc do hoàn cảnh chi phối, chính vì vậy không nên đánh giá và kì thị họ. Điều đó sẽ tạo ra suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi.
– Chúng ta cần biết đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ đối với mọi người xung quanh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ Soạn văn 11 tập 2 bài 21 (trang 24) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.