Pgdphurieng.edu.vn muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thảo luận nhóm về một vấn đề, thuộc sách Cánh Diều, tập 2.
Các bạn học sinh lớp 6 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề
1. Chuẩn bị
a. Trong học tập và sinh hoạt có những vấn đề các em cần phải thảo luận trong nhóm nhỏ để có giải pháp thống nhất. Vấn đề ấy có thể là một hiện đời sống, cũng có thể đặt ra từ các nội dung học tập, các văn bản đọc hiểu…
b. Để tham gia thảo luận, các em cần lưu ý:
- Xác định được vấn đề chưa thống nhất, có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
- Biết đặt và trả lời các câu hỏi trong quá trình thảo luận nhóm.
- Biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
- Biết nêu ý kiến của mình và tôn trọng, lắng nghe người trao đổi trong nhóm.
2. Thực hành
a. Chuẩn bị
- Lựa chọn vấn đề cần thảo luận: Chơi game có phải chỉ có tác hại?
- Tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn đề sẽ thảo luận.
- Xem lại các yêu cầu nói và nghe trong thảo luận nhóm.
b. Tìm ý và lập dàn ý
– Tím ý bằng cách đặt và trả lời một số câu hỏi như:
- Game là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí để tạo ra một hệ thống phần mềm mà người chơi có thể tương tác. Ví dụ như FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg….
- Lợi ích của việc chơi game: giải trí, giảm căng thẳng…
- Tác hại của việc chơi game: ảnh hưởng sức khỏe, học tập…
- Nên chơi game điều độ, tránh rơi vào tình trạng nghiện game.
– Lập dàn ý:
(1) Mở đầu: Chơi game có phải chỉ có tác hại?
(2) Nội dung chính, có thể có ba loại ý kiến, ví dụ:
- Chơi game có hại (chứng minh
- Chơi game có lợi (chứng minh)
- Chơi game vừa có lợi vừa có hại (chứng minh)
(3) Kết thúc: Thống nhất ý kiến về vấn đề này như thế nào?
c. Nói và nghe
Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, trình bày ý kiến của mình và trả lời câu hỏi của người nghe.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
– Người nói: Rút kinh nghiệm cách phát biểu và các lỗi trong phát biểu, thảo luận
– Người nghe: Rút kinh nghiệm các lỗi về thái độ khi nghe và khi phát biểu, thảo luận.
3. Nói và nghe
Mẫu 1
– Mở đầu: Kính chào các thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề…
– Nội dung chính:
Game là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí để tạo ra một hệ thống phần mềm mà người chơi có thể tương tác. Ví dụ như FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg… Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Đó không chỉ là trò tiêu khiển của lứa tuổi trẻ em mà còn là người lớn.
Việc chơi game thực ra không chỉ hoàn toàn có hại, mà cũng đem lại một số lợi ích nhất định. Game giúp con người thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều nội dung game hấp dẫn giúp người chơi rèn luyện được kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt. Có nhiều game còn có nội dung trò chơi liên quan đến các lĩnh vực khoa học, lịch sử, địa lí (ví dụ như Ai là triệu phú) giúp người chơi bổ sung được những kiến thức quý giá.
Nhưng cần ý thức được rằng nếu chỉ đơn thuần chơi game với mục đích giải trí sẽ không mất quá nhiều thời gian. Nhưng ở đây, nhiều người (đặc biệt là học sinh, sinh viên) lại ngồi trước màn hình máy tính đến hàng giờ và mải chơi đến mức quên ăn, quên ngủ thì đã trở thành tình trạng “nghiện game online”. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có những hành vi sai trái như trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ… để đi chơi điện tử. Đó quả thật là một thực trạng đáng ngại trong giới trẻ hôm nay.
Tác hại của việc chơi game đầu tiên chính là ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt quá tải, nặng hơn là bị cận thị. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khi lúc nào cũng sống trong thế giới ảo. Ngoài ra, nó còn làm tiền bạc của gia đình một cách vô ích (nhiều trò chơi phải dùng tiền để mua những đồ vật trong game…) có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Học sinh, sinh viên là những đối tượng chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người. Quan trọng nhất là khi ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sa sút. Những hình ảnh ở trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.
Qua đây, chúng ta có thể khẳng định việc chơi game không chỉ có hại mà còn có một số lợi ích nhất định. Nhưng con người cần ý thức để không rơi vào tình trạng “nghiện game”.
Kết bài: Trên đây là quan điểm của tôi về vấn đề này, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Mẫu 2
– Mở đầu: Kính chào các thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề…
– Nội dung chính:
Trò chơi điện tử (Game online) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Một số loại game phổ biến được nhiều người yêu thích là FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…
Hiện nay, có một thực trạng đáng báo động là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game online”, đặc biệt là học sinh. Họ mải chơi game đến quên ăn, mất ngủ và bỏ bê việc học hành. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc… Nhiều trò chơi có những hình ảnh bạo lực làm ảnh hưởng đến tâm lí của người chơi.
Nhưng game không chỉ có những tác hại, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Chơi game giúp con người có thể thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ vậy, nhiều loại game còn giúp người chơi chơi rèn luyện tư duy, cung cấp những kiến thức xã hội như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp – đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.
Mặc dù vậy, chúng ta cần phải hiểu được rằng, chơi game vẫn có nhiều tác hại hơn lợi ích. Việc chơi game một cách khoa học, tránh để dẫn tới tình trạng “nghiện game” quả là một khó khăn. Mỗi gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến con cái, học sinh của mình. Bản thân chúng ta cũng cần ý thức được tác hại và ích lợi của việc chơi game, xác định được nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và đạo đức để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.
Như vậy, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Mỗi người cần hiểu được điều đó để có những hành động đúng đắn, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.
– Kết bài: Trên đây là quan điểm của tôi về vấn đề này, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Mẫu 3
– Mở đầu: Kính chào các thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề…
– Nội dung chính:
Xã hội càng phát triển có rất nhiều phương tiện để giải trí. Trò chơi điện tử là một trò giải trí được du nhập từ nước ngoài.
Trò chơi điện tử (Game online) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Một số loại game phổ biến được nhiều người yêu thích là FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…
Hiện nay, có một thực trạng đáng báo động là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game online”, đặc biệt là học sinh. Họ mải chơi game đến quên ăn, mất ngủ và bỏ bê việc học hành. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc… Nhiều trò chơi có những hình ảnh bạo lực làm ảnh hưởng đến tâm lí của người chơi.
Nhưng game không chỉ có những tác hại, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Chơi game giúp con người có thể thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ vậy, nhiều loại game còn giúp người chơi chơi rèn luyện tư duy, cung cấp những kiến thức xã hội như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp – đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.
Mặc dù vậy, chúng ta cần phải hiểu được rằng, chơi game vẫn có nhiều tác hại hơn lợi ích. Việc chơi game một cách khoa học, tránh để dẫn tới tình trạng “nghiện game” quả là một khó khăn. Mỗi gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến con cái, học sinh của mình. Bản thân chúng ta cũng cần ý thức được tác hại và ích lợi của việc chơi game, xác định được nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và đạo đức để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.
Như vậy, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Mỗi người cần hiểu được điều đó để có những hành động đúng đắn, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.
– Kết bài: Trên đây là quan điểm của tôi về vấn đề này, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Xem thêm: Trao đổi về vấn đề Chơi game chỉ có tác hại
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 82 sách Cánh Diều tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.