Bài thơ Sang thu được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 7 với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Sang thu, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Sang thu – Mẫu 1
1.2 Chuẩn bị đọc
Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa.
Gợi ý:
Thiên nhiên thời khắc giao mùa có những biển chuyển tinh tế, đem đến cho con người cảm xúc, rung động đẹp đẽ.
1.2 Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”?
- Hình ảnh “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu” gợi tả về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên.
- “Mây” được nhân hóa với hành động “vắt” gợi tả trạng thái sự lửng lơ. Chúng ta có thể hình dung đám mây giống như một dải lụa, một bên đã ngả về mùa thu, một bên còn nghiêng về mùa hạ.
=> Tác giả đã mượn sự chuyển biến của không gian để nói đến sự thay đổi của thời gian.
Câu 2. Điểm chung của các từ ngữ như “chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần” là gì?
- chùng chình: cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian.
- dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết.
- vắt nửa mình: trạng thái lửng lơ, giống như một dải lụa nửa ngả về mùa thu, nửa vẫn còn nghiêng về mùa hạ.
- vơi dần: trạng thái bớt đi, cạn dần đi.
=> Các từ trên đều gợi tả sự chậm rãi, thong thả của sự vật, từ đó cho thấy sự lưu luyến mùa hạ của thiên nhiên khi sắp bước sang thu.
1.3 Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
– Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa, khi mùa thu sắp sang.
– Dựa vào: Nhan đề của bài thơ là “Sang thu”; Những tín hiệu của mùa thu: hương ổi, gió se, cơn mưa vơi dần.
Câu 2. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ?
– Từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se , sương chùng chình , chim vội vã , đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần.
– Qua cách miêu tả có thể cảm nhận được một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
Câu 3. Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản?
- Cách ngắt nhịp linh hoạt: 3/2 hoặc 2/3.
- Cách gieo vần: Vần chân (se – về, vã – hạ)
=> Tạo sự liên kết giữa các câu thơ, nhạc điệu cho bài thơ.
Câu 4. Theo em chủ đề của bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ này tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc?
– Chủ đề: Bài thơ Sang thu đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
– Thông điệp: Từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời. Những con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
Câu 5. Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
– Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì không phù hợp với nội dung của bài thơ.
– Nguyên nhân: Với nhan đề “Sang thu”, tác giả muốn nhấn mạnh hơn vào khoảnh khắc biến chuyển của đất trời – mùa thu đã đến với những tín hiệu đặc biệt. Không dừng lại ở đó, nhan đề còn gửi gắm ý nghĩa biểu tượng. Đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng. Việc sử dụng nhan đề trên đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu
Câu 6. Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
– Nhà thơ đã quan sát thiên nhiên dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau.
– Cách cảm nhận thiên nhiên đầy tinh tế, nhạy cảm trước những biến chuyển của trời đất.
Câu 7. Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.
– Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất: phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt…
– Nguyên nhân: Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” được sử dụng thật độc đáo, nhằm gợi tả hình ảnh sương đang cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ.
Soạn bài Sang thu – Mẫu 2
2.1 Những vấn đề chung
1. Tác giả
– Hữu Thỉnh (sinh năm 1942), tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh.
– Quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.
– Năm 1963, ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ văn hóa tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
– Ông đã tham gia Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V.
– Năm 2000, Hữu Thỉnh trở thành Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
– Năm 2005, ông là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
– Năm 2010, Hữu Thỉnh là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
– Một số tác phẩm: Từ chiến hào đến thành phố, Đường tới thành phố, Mưa xuân trên tháp pháo…
– Thơ Hữu Thỉnh thường có những liên tưởng độc đáo, thể hiện những suy tư giàu chất nhân văn và cái nhìn mang màu sắc triết lí về cuộc sống.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ sáng tác năm mùa thu năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố (NXB Văn học, 1991).
b. Thể thơ
Bài thơ “Sang thu” thuộc thể thơ năm chữ.
c. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Khổ thơ đầu: Thiên nhiên lúc giao mùa với những tín hiệu của mùa thu.
- Phần 2. Khổ thơ tiếp: Thiên nhiên lúc vào thu.
- Phần 3. Khổ còn lại: Suy nghĩ về cuộc đời lúc chớm thu.
d. Ý nghĩa nhan đề
Bài thơ có một nhan đề ngắn gọn: “Sang thu”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nếu đúng theo ngữ pháp phải là “Thu sang”. Từ đó, nhan đề này đã nhấn mạnh hơn vào khoảnh khắc biến chuyển của đất trời – mùa thu đã đến với những tín hiệu đặc biệt. Không dừng lại ở đó, nhan đề còn gửi gắm ý nghĩa biểu tượng. Đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng. Việc sử dụng nhan đề trên đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu.
2.2 Đọc – hiểu văn bản
1. Tính hiệu của mùa thu
– Những tín hiệu mùa thu đặc trưng được cảm nhận qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ).
– Sự bất ngờ, bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như” khi “thu đã về”.
2. Thiên nhiên lúc vào thu
– Không gian đất trời vào thu bằng những dấu hiệu và hình ảnh “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”: Sông cạn nước đã chảy chậm hơn, đàn chim đã bắt đầu bay đi tránh rét.
– Phép nhân hóa “mây vắt nửa mình”: những đám mây như một dải lụa nửa nghiêng về mùa hạ, nửa ngả về mùa thu.
3. Suy nghĩ về cuộc đời
– Hình ảnh tả thực về các hiện tượng của tự nhiên “mưa, nắng, sấm” : mùa hè thường nắng nhiều, mưa nhiều, nhưng khi sang thu thì tất cả đã vơi dần.
– Hình ảnh biểu tượng: Sấm là những biến đổi bất thường, hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải sẽ vững vàng hơn.
Tổng kết:
– Nội dung: Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, giàu sức biểu cảm trong bài thơ Sang thu.
Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm…
Soạn bài Sang thu – Mẫu 3
Câu 1. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
– Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
– Dựa vào: nhan đề của bài thơ là “Sang thu”; những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ đặc trưng cho mùa thu như “hương ổi, gió se, cơn mưa vơi dần”.
Câu 2. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ?
– Từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình qua ngõ, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần.
– Qua cách miêu tả có thể cảm nhận được một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
Câu 3. Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản?
- Cách ngắt nhịp linh hoạt: 3/2 hoặc 2/3.
- Cách gieo vần: Vần chân (se – về, vã – hạ)
=> Tạo sự liên kết giữa các câu thơ, nhạc điệu cho bài thơ.
Câu 4. Theo em chủ đề của bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ này tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc?
– Chủ đề: bài thơ Sang thu đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
– Thông điệp: những con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
Câu 5. Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì không phù hợp với nội dung của bài thơ. Vì nhan đề “Sang thu” đã truyền tải được nội dung mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ – viết về khoảnh khắc biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu. Không dừng lại ở đó, nhan đề còn gửi gắm ý nghĩa biểu tượng. Đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng. Việc sử dụng nhan đề trên đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu
Câu 6. Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
- Thiên nhiên dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau.
- Cảm nhận thiên nhiên đầy tinh tế, nhạy cảm trước những biến chuyển của trời đất.
Câu 7. Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.
– Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất: phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt…
Ví dụ như từ “dềnh dàng” trong hình ảnh “sông được lúc dềnh dàng” góp phần diễn tả được vẻ chậm chạp, lười biếng của dòng sông khi thu sang, đây lmột hình ảnh nhân hóa độc đáo và thú vị.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Sang thu – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 15 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.