Soạn bài Rô-bốt ở quanh ta giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 114, 115, 116, 117.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọcRô-bốt ở quanh ta – Tuần 32 của Bài 26 Chủ đề Trái đất chúng mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài phần Đọc: Rô-bốt ở quanh ta
Khởi động
Cùng bạn trao đổi về công dụng của các đồ vật dưới đây:
Trả lời:
- Máy tính: tìm kiếm thông tin, giải trí,…
- Máy giặt: giặt quần áo.
- Nồi cơm điện: nấu cơm.
Bài đọc
RÔ-BỐT Ở QUANH TA
Năm 1920, rô-bốt xuất hiện lần đầu tiên trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. Đó là nhân vật người máy, biết làm theo mệnh lệnh của con người. “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Ai xem kịch cũng nghĩ thế. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ nguy hiểm. Giờ đây, rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,…
Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,… Dự báo, không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
(Theo Ngọc Thủy)
Từ ngữ:
– Viễn tưởng: tưởng tượng về những điều có trong tương lai xa xôi.
– Cứu nạn: cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
– Vũ trụ: khoảng không gian mênh mông chứa các thiên hà.
– Dự báo: báo trước những điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào?
Trả lời:
Nhân vật người máy xuất hiện lần đầu tiên trong một vở kịch viễn tưởng năm 1920.
Câu 2: Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch đem đến những thay đổi gì trong suy nghĩ và hành động của con người?
Trả lời:
Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch khiến con người suy nghĩ rằng: “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật.
Câu 3: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?
Trả lời:
- Rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,…
- Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,…
Câu 4: Theo em, vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống?
Trả lời:
Không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì rô-bốt làm được tất cả những công việc mà con người có thể làm, rô-bốt làm không biết mệt, không sợ nguy hiểm và hiệu suất công việc cao.
Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình?
Trả lời:
- Em mong muốn có một con rô-bốt có thể làm việc nhà phụ giúp bố mẹ em, để bố mẹ đỡ vất vả.
- Em mong muốn có một con rô-bốt thông minh có thể cùng em học tập, vui chơi.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â, Q
Câu 1: Viết tên riêng: Hội An
Câu 2: Viết câu:
Ai về phố cổ Hội An
Thêm yêu, thêm nhớ Quảng Nam quê mình.
(Việt Dũng
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Trong những câu thơ, câu văn dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì?
a. Cá vui: mưa trên sông
Sông vui: đò vào bến
Bến vui: ở cạnh trường
Trường vui: đông bé đến…
(Phạm Hổ)
b. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
(Nguyễn Thế Hội)
c. Đảo hiện lên rực rỡ vào lúc vầng đông bắt đầu tỏa ánh sáng. Sắc xanh nhô lên mịn màng. Chim bay vút lên khoe trăm màu áo đan chéo nhau trong không trung: nâu, trắng, mun, vàng, xám, tím biếc,…
(Võ Văn Trực)
Trả lời:
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích: a
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần liệt kê: b, c
Câu 2: Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây. Vì sao em chọn dấu câu đó?
Mèo Mun có sở thích đặc biệt_ ăn cá. Thế là mèo mẹ mua về cho Mun ít cá tươi_ 1 con rô, 2 con diếc,… Mẹ nướng cá lên. Mun vui lắm. Vừa ăn, chú vừa luôn miệng khen: Cá giòn_ thơm và ngọt quá!”. Và chú cũng không quên một việc quen thuộc_ nói lời cảm ơn mẹ.
(Theo Nguyễn Hữu Đạt)
Trả lời:
Mèo Mun có sở thích đặc biệt: ăn cá. Thế là mèo mẹ mua về cho Mun ít cá tươi: 1 con rô, 2 con diếc,… Mẹ nướng cá lên. Mun vui lắm. Vừa ăn, chú vừa luôn miệng khen: Cá giòn, thơm và ngọt quá!”. Và chú cũng không quên một việc quen thuộc: nói lời cảm ơn mẹ.
(Theo Nguyễn Hữu Đạt)
Câu 3: ói tiếp để hoàn thành các câu dưới đây:
a. Rô-bốt được tạo ra để (…).
b. Trai tráng khắp Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a để (…).
c. Chúng ta cần học ngoại ngữ để (…).
Trả lời:
a. Rô-bốt được tạo ra để giúp con người làm việc.
b. Trai tráng khắp Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a để tham dự hội lễ thể thao toàn quốc.
c. Chúng ta cần học ngoại ngữ để giao tiếp với bạn bè quốc tế.
Câu 4: Cùng bạn đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?.
Mẫu:
- Chúng ta tập thể dục, thể thao để làm gì?
- Chúng ta tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.
Trả lời:
– Chúng ta nghiên cứu, chế tạo ra rô-bốt để làm gì?
Chúng ta nghiên cứu, chế tạo ra rô-bốt để giúp đỡ con người làm việc.
– Chúng ta giữ gìn vệ sinh trường lớp để làm gì?
Chúng ta giữ gìn vệ sinh trường lớp để bảo vệ môi trường
Luyện viết đoạn
Câu 1: Đọc bản tin sau và tìm thông tin ứng với các mục nêu bên dưới.
1. Tên bản tin
2. Hoạt động được thông báo trong bản tin
3. Địa điểm và thời gian của hoạt động
4. Nội dung của hoạt động.
Trả lời:
1. Tên bảng tin: Bản tin Giờ Trái Đất năm 2021.
2. Hoạt động được thông báo trong bản tin: các thiết bị điện đều được tắt.
3. Địa điểm và thời gian của hoạt động: Tại Việt Nam, bắt đầu từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, ngày 27 tháng 3 năm 2021.
4. Nội dung của hoạt động: Các thiết bị điện đều được tắt. Sự kiện Giờ Trái Đất giúp chúng ta tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.
Câu 2:
Viết một bản tin về hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường.
Trả lời:
Bản tin phát động phong trào “Làm sạch đường làng ngõ xóm”
Chủ nhật, phong trào “Làm sạch đường làng ngõ xóm” bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ, ngày 22 tháng 4 năm 2022. Mỗi hộ gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp khu vực đường, ngõ trước cổng nhà mình. Hưởng ứng phong trào “Làm sạch đường làng ngõ xóm” giúp bảo vệ khu phố luôn sạch sẽ, góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 3: Trao đổi bản tin em viết với bạn, bổ sung ý (nếu cần).
Trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Rô-bốt ở quanh ta (trang 114) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 32 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.