Tài liệu Soạn văn 9: Quê hương, sẽ được Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc những nội dung bổ ích ngay sau đây.
Bạn đọc hãy cùng tham khảo để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Quê hương
Chuẩn bị đọc
Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em: cánh đồng lúa chín rộng mênh mông, những mái nhà tranh, không khí rộn ràng mỗi dịp Tết đến,…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.
Hướng dẫn giải:
Khung cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá, tràn đầy sức sống và hứa hẹn chuyến ra khơi bội thu.
Câu 2. Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?
Hướng dẫn giải:
Tác giả nhớ về quê hương với hình ảnh, mùi vị đặc trưng.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.
Hướng dẫn giải:
– Từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài:
- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
– Từ ngữ thể hiện cuộc sống làng chài:
- Ồn ào trên bến đỗ
- Dân làng tấp nập đón ghe về
Câu 2. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ dưới đây:
– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
– Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Hướng dẫn giải:
– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
=> Biện pháp so sánh, nhân hóa và ẩn dụ. Cánh buồm khỏe khoắn “rướn” căng hết sức để đón gió để mạnh mẽ vượt biển khơi cũng như tinh thần phóng khoáng, kiên cường của người dân miền biển chính là linh hồn của làng quê.
– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
=> Biện pháp ẩn dụ. Hình ảnh người dân chài hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ như một tượng đài của quê hương.
– Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
=> Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ. Con thuyền cũng giống như con người, trở về nghỉ ngơi sau hành trình vất vả.
Câu 3. Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Hướng dẫn giải:
– Cách gieo vần: vần chân (sông – hồng, giang – làng,…)
– Cách ngắt nhịp: linh hoạt (3/2/3, 3/5)
=> Tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.
Câu 4. Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
– Các yếu tố miêu tả thiên nhiên, con thuyền, dân chài lưới, biển cả:
- Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
- Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
- Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
- Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
- Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
– Các yếu tố biểu cảm tình cảm với quê hương:
- Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
- Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Câu 5. Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Câu 6. Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc,…)
Câu 7. Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề
Câu 8. Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Quê hương Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 12 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.