Đoạn trích Ông già và biển cả đã khắc họa hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người.
Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 12: Ông già và biển cả, cung cấp những kiến thức hữu ích về đoạn trích.
Soạn bài Ông già và biển cả – Mẫu 1
Soạn văn Ông già và biển cả chi tiết
I. Tác giả
– Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) là một nhà văn người Mỹ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn xuôi hiện đại phương Tây.
– Ông bước vào đời với nghề viết báo, làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
– Các tác phẩm của ông: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940)…
– Ông được trao giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
– Ông già và biển cả (1952) là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Huê-minh-uê.
– Đoạn trích trong SGK nằm ở cuối truyện, kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”: Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô với con cá kiếm.
- Phần 2. Còn lại: Hành trình ông lão Xan-ti-a-gô đưa con cá kiếm trở về.
3. Tóm tắt
Đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Đó là con cá kiếm lớn nhất và đẹp nhất ông từng thấy trong đời. Suốt mấy ngày, Xan-ti-a-gô tìm mọi cách để bám trụ và giữ con cá. Cuối cùng, lão cũng cắm được mũi lao vào tim con cá và giết chết được nó. Không thể đưa con cá lên thuyền vì nó quá lớn, Xan-ti-a-gô cẩn thận buộc nó dọc theo mạn thuyền, giương buồm về bến. Một tiếng sau thì con cá mập đầu tiên tấn công.
Xem thêm: Tóm tắt Ông già và biển cả
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô
– Hoàn cảnh: Ngày thứ ba kể từ khi ra khơi, con cá bắt đầu lượn vòng.
– Hành trình chinh phục con cá kiếm:
- Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây ông có thể biết con cá đang bơi vòng tròn hay liên tục ngoi lên trong lúc bơi.
- Dựa trên sự căng chùng của sợi dây có thể đoán được con cá đang làm gì.
- Điêu luyện trong hành động phóng lao trúng tim con cá.
– Nhận xét: Sau cuộc chiến, ông đã giết chết được con cá kiếm.
– Ý nghĩa:
- Khát vọng muốn chinh phục thiên nhiên của con người.
- Sức mạnh phi thường, khả năng của con người không hề giới hạn.
2. Hình ảnh con cá kiếm
– Ngoại hình: “cái đuôi lớn hơn cả chiếc hái lớn màu tím hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm”, “một cái bóng đen vượt qua dưới con thuyền”, “bộ vây to sụ nặng hơn mười tấn”…
– Sức mạnh: “những vòng bơi của nó khiến ông lão hoa mắt chóng mặt”, “ ông cảm nhận được cú nẩy mạnh đột ngột ở sợi dây do con cá gây ra”, “nó phóng lên khỏi mặt nước phô tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”…
– Ý nghĩa:
- Biểu tượng của sức mạnh của thiên nhiên.
- Đại diện cho những khó khăn mà con người phải đương đầu trong cuộc sống.
- Biểu tượng của khát vọng chinh phục nghệ thuật của con người.
Tổng kết:
– Nội dung: Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
– Nghệ thuật: độc thoại nội tâm, vận dụng nguyên lí tảng băng trôi…
Soạn văn Ông già và biển cả ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá (thời điểm, phong độ, tư thế…)?
– Thời điểm: đây là ngày thứ ba của chuyến đi câu.
– Tư thế: Con cá đã bắt đầu lượn vòng, tìm cách để thoát hiểm. Còn ông lão dùng hết sức lực để chống trả.
– Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên cuộc giằng co đầy quyết liệt giữa hai bên, tạo nên tình thế cả hai đối thủ phải nỗ lực hết mình, cuộc chiến không cân sức.
Câu 2. Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?
– Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan :
- Thị giác: ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây.
- Xúc giác: không trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan- ti-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó.
– Những chi tiết này đã gợi sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể: Những cảm nhận và quan sát từ xa khi con cá còn đang cố vùng vẫy để chạy thoát rồi đến gần hơn khi nó gần kiệt sức và bị kéo về sát mạn thuyền.
Câu 3. Hãy phát hiện thêm một lớp nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó nhận xét mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm.
– Lớp nghĩa mới: mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm là người đi săn và con mồi, nhưng cũng chính là kỳ phùng địch thủ.
– Mối liên hệ giữa cá kiếm và ông lão: con người – tự nhiên, con người – cái đẹp, con người – ước mơ, khát vọng.
Câu 4. So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?
* So sánh:
– Trước:
- Cái bóng đen của nó khiến ông lão kinh ngạc.
- Khôn ngoan, kiên cường và có sức chịu đựng tốt.
=> Con cá có sức mạnh ghê gớm, biểu tượng của thiên nhiên kỳ vĩ.
– Sau:
- Không chấp nhận cái chết, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực.
- Con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng.
=> Khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng.
* Có thể coi cá kiếm như một biểu tượng vì nó đại diện cho khát vọng chinh phục của con người.
II. Luyện tập
Câu 1. Ngoài việc mô tả bằng lời của người kể chuyện, còn có ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm không? Tác dụng của loại ngôn ngữ đó?
– Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, cuộc đối thoại của ông lão với cá kiếm.
– Tác dụng:
- Giúp bộc lộ được suy nghĩ của ông lão một cách chân thực.
- Cho thấy hình ảnh con cá kiếm hiện lên giống như một con người.
- Thể hiện vẻ đẹp của con người trong hành trình chinh phục ước mơ.
Câu 2. Tên tác phẩm (nguyên văn tiếng Anh: The old man and the sea) trong các bản dịch ở Việt Nam đều được bổ sung thêm một định ngữ: Ông già và biển cả. Nếu dịch đúng nguyên văn chỉ còn Ông già và biển. Anh chị thích cách dịch nào hơn? Vì sao?
– Học sinh tự lựa chọn cách dịch yêu thích.
- Gợi ý: Cách dịch “Ông già và biển cả”. Nhan đề này tạo ra sự đối xứng cho tiêu đề “ông già” – “biển cả”. Đồng thời qua đó tạo nên sự đối lập giữa hai đối tượng trung tâm của tác phẩm là ông già – một người già cả, sức yếu với biển cả – mênh mông, dữ dội. Qua đó ca ngợi sức mạnh của con người trước thiên nhiên kỳ vĩ.
Soạn bài Ông già và biển cả – Mẫu 2
Câu 1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá (thời điểm, phong độ, tư thế…)?
Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên: Cuộc chiến không cân sức giữa một bên là con cá kiếm khổng lồ, một bên là ông lão bé nhỏ, già yếu. C uộc chiến thể hiện khao khát chinh phục của Xan-ti-a-gô và bản năng sinh tồn của con cá kiếm.
Câu 2. Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?
– Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan :
- Thị giác: Phán đoán con cá qua đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây.
- Xúc giác: Không trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan- ti-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó.
– Những chi tiết này đã gợi sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể: Từ khi con cá còn đang cố vùng vẫy để chạy thoát rồi đến gần hơn khi nó kiệt sức và bị kéo về sát mạn thuyền.
Câu 3. Hãy phát hiện thêm một lớp nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó nhận xét mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm.
– Lớp nghĩa mới: mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm là người đi săn và con mồi, nhưng cũng chính là kỳ phùng địch thủ.
– Mối liên hệ giữa cá kiếm và ông lão: con người – tự nhiên, con người – cái đẹp, con người – ước mơ, khát vọng.
Câu 4. So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?
– So sánh:
- Trước khi ông lão chiếm được: Sức mạnh ghê gớm, biểu tượng của thiên nhiên kỳ vĩ.
- Sau khi ông lão chiếm được: Trở nên thảm hại, trần trụi…
– Có thể coi cá kiếm như một biểu tượng vì nó đại diện cho khát vọng chinh phục của con người.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ông già và biển cả Soạn văn 12 tập 2 tuần 28 (trang 126) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.