Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I.
Mong rằng tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
Nội dung ôn tập
Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 8, tập một là những thể loại và kiểu văn bản nào? Nêu một số tên văn bản cụ thể của mỗi thể loại và kiểu văn bản đó.
a. Văn bản văn học:
- Truyện ngắn: Tôi đi học, Gió lạnh đầu mùa, Người mẹ vườn cau
- Thơ: Nắng mới, Nếu mai em về Chiêm Hóa, Đường về quê mẹ
- Hài kịch và truyện cười: Đổi tên cho xã, Cái kính, Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục, Thi nói khoác
b. Văn bản nghị luận:
- Hịch: Hịch tướng sĩ
- Cáo: Nước Đại Việt ta
- Báo chí: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
c. Văn bản thông tin: Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên: Sao Băng, Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI, Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại
Câu 2. Nội dung khái quát bao trùm toàn bộ các văn bản truyện ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 8, tập một là gì? Nêu nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật của các văn bản đó và những điểm cần lưu ý về cách đọc hiểu.
– Nội dung khái quát: Những vấn đề trong cuộc sống đời thường.
– Nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật của các văn bản: truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật. Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý. Có truyện ngắn khai thác cốt truyện kì lạ, lại có truyện ngắn viết về câu chuyện giản dị, đời thường; có truyện ngắn giàu tính triết lí, trào phúng, châm biếm, hài hước, lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ.
Câu 3. Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,…) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2 và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ này.
– Nội dung: viết về tình cảm với gia đình, quê hương
– Lưu ý: chú ý về bố cục, thể thơ, mạch cảm xúc, từ ngữ và hình ảnh,…
Câu 4. Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các nội dung học ở bài này. Xác định các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 3.
- Đề tài và chủ đề chung: giải thích về các hiện tượng tự nhiên trong đời sống
- Ý nghĩa của các nội dung ở bài học này: giúp cung cấp kiến thức hữu ích cho người đọc
- Cách đọc: cần xác định được mục đích, các vấn đề được triển khai và tìm hiểu các thông tin liên quan,…
Câu 5. Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4, từ đó nhận xét và phân tích ý nghĩa tiếng cười được thể hiện trong các văn bản này.
Câu 6. Các văn bản trong Bài 5 có chung nội dung gì? Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản này?
Viết
Câu 7. Nhìn chung, tất cả các văn bản trong sách Ngữ văn 8, tập một đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ nhận xét đó thông qua một số ví dụ cụ thể.
Câu 8. Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học.
Câu 9. Nêu yêu cầu và tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ.
Câu 10. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kỹ năng ấy.
Câu 11. Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8, tập một có gì mới so với sách Ngữ văn 7?
Nói và nghe
Câu 12. Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần nói và nghe của mỗi bài học.
Câu 13. Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học như thế nào? Phân tích một số ví dụ ở các bài học trong sách Ngữ văn 8, tập 1 để làm sáng tỏ điều ấy.
Tiếng Việt
Câu 14. Nêu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu, viết, nói và nghe?
Câu 15. Nêu một số biện pháp tu từ có trong các văn bản thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp mà em thích.
Tự đánh giá cuối học kì I
I. Đọc hiểu
Câu 1. Nội dung chính của văn bản Con rắn vuông là gì?
A. Giới thiệu hình dáng, kích thước của con rắn vuông
B. Kể chuyện anh chàng nói khoác về con rắn vuông
C. Kể lại câu chuyện về một con rắn hình vuông
D. Ghi lại suy nghĩ của người viết về con rắn vuông
Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngụ ngôn
B. Truyện cổ tích
C. Truyện cười
D. Truyện thần thoại
Câu 3. Phương án nào sau đây nêu đặc điểm thể loại của văn bản trên?
A. Nội dung thường viết về các câu chuyện hoang đường…
B. Cốt truyện thường mượn các con vật để nói chuyện con người
C. Bối cảnh truyện thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả…
D. Truyện thường do dân gian kể và lưu truyền lại cho đời sau
Câu 4. Câu nào sau đây là lời nhân vật người vợ trong văn bản trên?
A. Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen.
B. Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ…
C. Chồng rút lui một lần nữa.
D. Vẫn không dài đến nước ấy đâu!
Câu 5. Mục đích chính của truyện trên là gì?
A. Giải trí
B. Châm biếm
C. Đả kích
D. Lên án
Câu 6. Câu: “Lần này tôi nói thật nhé.” có nghĩa hàm ẩn là gì?
A. Các lần trước đều nói thật
B. Các lần trước đều không nói thật
C. Các lần trước đều không nói dối
D. Các lần trước không phải tôi nói
Câu 7. Trong văn bản có câu: “Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ.”.
a. Theo em, mục đích chính của người vợ là gì?
b. Từ ngữ nào trong câu trên cho người đọc thấy mục đích chính ấy?
Câu 8. Trong phần kết thúc truyện, vì sao người vợ “bò lăn ra cười”?
Gợi ý:
Câu 1. B
Câu 2. B
Câu 3. C
Câu 4. D
Câu 5. B
Câu 6. B
Câu 7.
a. Mục đích chính: người vợ muốn trêu người chồng, để anh ta phải nói ra sự thật
b. từ ngữ: “không tin”, “cũng định trêu”
Câu 8. Vì câu trả lời của người chồng đã thể hiện ra anh ta nói khoác, không có con rắn nào có chiều dài và chiều ngang bằng nhau.
II. Viết
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.
Đề 2. Suy nghĩ về một thói hư tật xấu của người Việt làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 132 sách Cánh diều tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.