Khi học môn Ngữ văn, học sinh sẽ được ôn tập các tác phẩm văn học đã được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Ôn tập phần Văn học, mời bạn đọc tham khảo dưới đây.
Soạn văn Ôn tập phần Văn học
Câu 1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân). Phân tích nét đặc sắc tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
– Những nét khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người lao động trong hai tác phẩm:
- Vợ chồng A Phủ: số phận bi thảm của người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất bị áp bức, đày đọa và giam hãm trong cuộc sống tăm tối.
- Vợ nhặt: tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
– Những nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm:
- Vợ chồng A Phủ: ca ngợi sức sống tiềm tàng của đã biết vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
- Vợ nhặt: ca ngợi tình người cũng như bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ.
Câu 2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
a. Rừng xà nu:
– Câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh để đặt ra một vấn đề lớn lao của dân tộc.
– Hình tượng rừng xà nu: một loại cây rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.
– Xây dựng hình tượng trung tâm của tác phẩm: nhân vật Tnú – với những phẩm chất anh hùng. Đồng thời phát hiện ra vẻ đẹp riêng của từng con người trong thời kì chống Mĩ gắn với số phận, tính cách và phẩm chất của họ: cụ Mết (già làng), Dít (bí thư chi bộ), đặc biệt là Tnú.
– Câu văn thể hiện tư tưởng của truyện: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” – để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
b. Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình.
– Câu chuyện kể về những đứa con trong gia đình kể về những đứa con trong một gia đình truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắc với quê hương và cách mạng.
– Hình ảnh mang tính biểu tượng: cuốn sổ gia đình đã ghi lại những chiến công của một gia đình giàu truyền thống cách mạng, được nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác.
– Nhân vật trung tâm của tác phẩm: Việt và Chiến với những vẻ đẹp riêng. Bên cạnh đó là các thế hệ đi trước: ba má Việt, chú Năm…
– Câu văn thể hiện tư tưởng của truyện: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sóng gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”, đó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của gia đình.
Câu 3. Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Tình huống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là những phát hiện của Phùng trong chuyến đi thực tế về miền Trung Trung Bộ:
a. Phát hiện về nghệ thuật:
– Hoàn cảnh:
- Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đã đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi chụp thực tế bổ sung một bức ảnh cảnh biển buổi sáng có sương mù.
- Nhân chuyến thăm Đẩu – người bạn chiến đấu năm xưa, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ.
- Phùng đã phục kích mấy buổi sáng mà vẫn chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ, Phùng quyết định thu vào tờ lịch cảnh thuyền thu lưới vào buổi bình minh.
– Khung cảnh mà Phùng phát hiện “cảnh trời cho đắt giá”:
- Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, “Mũi thuyền in một nét mơ hồ…vào bời”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích.
- Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.
– Tâm trạng của họa sĩ Phùng: bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.
b. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí
– Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhìn thấy:
- Một người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.
- Lão chồng độc ác, vũ phu: “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.
- Thằng bé Phác yêu thương mẹ hết mực, căm giận người cha…
– Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.
– Ý nghĩa:
- Đằng sau cái đẹp của ngoại cảnh là cái xấu xa của cuộc sống bị khuất lấp.
- Người họa sĩ cần phải có cái nhìn đa diện trước cuộc sống.
Câu 4. Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ.
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích:
– Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.
– Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
– Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ đem đến lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.
Câu 5. Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.
– Ý nghĩa tư tưởng: Ca ngợi và khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và cống hiến thầm lặng của mỗi cá nhân cho Tổ quốc. Từ đó kêu gọi trách nhiệm, sự quan tâm trở lại của Tổ quốc đối với họ.
– Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện độc đáo (truyện lồng truyện), phần trữ tình ngoại đề với ý nghĩa sâu sắc.
Câu 6. Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán phê bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
– Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu còn những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân.
– Đặc sắc nghệ thuật: cốt truyện đơn giản nhưng giàu giá trị, hình ảnh mang tính biểu tượng, xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật…
Câu 7. Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ.Hê-minh-uê?
– Hình ảnh ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
- Ông lão ngư phủ lành nghề, một mình đơn độc trong cuộc chiến đấu, dũng cảm và mưu trí thực hiện ước mơ bắt bằng được con cá lớn của cuộc đời mình.
- Cảm nhận của ông lão về “đối thủ” – con cá kiếm thể hiện sự cảm kích và chiêm ngưỡng, thậm chí pha lẫn niềm tiếc nuối nếu phải giết nó. Đây cũng là điểm làm nên vẻ đẹp cao thượng của ông lão.
– Hình ảnh con cá kiếm:
- Biểu tượng của sức mạnh của thiên nhiên.
- Đại diện cho những khó khăn mà con người phải đương đầu trong cuộc sống.
- Biểu tượng của khát vọng chinh phục nghệ thuật của con người.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập phần Văn học Soạn văn 12 tập 2 tuần 34 (trang 196) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.