Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Ôn tập học kì II, ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức.
Hy vọng với tài liệu soạn văn lớp 10 được giới thiệu, các bạn học sinh sẽ chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn bài Ôn tập học kì II
I. Hệ thống hóa kiến thức đã học
Câu 1. Loại văn bản và thể loại văn bản nào đã được học trong học kì II? Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc về các loại, thể loại đó.
Loại, thể loại văn bản |
Nhan đề văn bản cụ thể |
Tác giả |
Văn nghị luận |
Tác gia Nguyễn Trãi |
Nhóm biên soạn |
Văn nghị luận thời trung đại: cáo |
Bình Ngô đại cáo |
Nguyễn Trãi |
Thơ Nôm Đường luật |
Bảo kính cảnh giới – bài 43 |
Nguyễn Trãi |
Thơ ngũ ngôn bát cú |
Dục Thúy Sơn |
Nguyễn Trãi |
Tiểu thuyết |
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích tiểu thuyết Những người khốn khổ) |
Victor Hugo |
Truyện ngắn |
Dưới bóng hoàng lan |
Thạch Lam |
Một chuyện đùa nho nhỏ |
Chekhov |
|
Văn bản thông tin |
Sự sống và cái chết |
Trịnh Xuân Thuận |
Nghệ thuật truyền thống của người Việt |
Nguyễn Văn Huyên |
|
Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu |
Lê My |
|
Bài luận về bản thân |
Về chính chúng ta |
Carlo Rovelli |
Một đời như kẻ tìm đường |
Phan Văn Trường |
|
Thơ tự do |
Con đường không chọn |
Robert Frost |
Câu 2. Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) có những điểm gì đặc biệt so với các bài học khác?
Điểm khác biệt: Các tác phẩm đọc hiểu đều của tác giả Nguyễn Trãi; Bài mở đầu giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời của Nguyễn Trãi.
Câu 3. Qua những văn bản được đọc và phân tích ở Bài 7, những kiến thức nào về thể loại truyện được chú ý bổ sung, nhấn mạnh (so với những bài học về truyện trước đó)?
- Vấn đề ngôi kể (người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).
- Lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Quyền năng của người kể chuyện.
- Cảm hứng chủ đạo.
Câu 4. Hãy thống kê các nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai. Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp bạn những gì trong việc đọc các văn bản thông tin và viết bản nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng?
– Thống kê:
- Từ Hán Việt, nghĩa của từ Hán Việt và những điển tích.
- Biện pháp chêm xen và biện pháp liệt kê
- Phương tiện phi ngôn ngữ
– Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp tôi nhận biết thông tin dễ dàng, trực quan hơn trong việc đọc các văn bản thông tin và giúp cho việc viết bản nội quy hay hướng dẫn nơi công cộng trở nên sinh động hơn.
Câu 5. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai gồm những kiểu bài viết nào? Hãy nhắc lại tên các kiểu bài viết và yêu cầu chung của từng kiểu bài.
– Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai gồm những kiểu bài viết:
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện)
- Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Viết bài luận về bản thân
– Yêu cầu chung:
- Xác định rõ luận điểm của bài viết.
- Cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ.
- Dẫn chứng cụ thể, chính xác…
Câu 6. Những nội dung nói và nghe nào đã được thực hiện với các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai? Nội dung nói và nghe nào khiến bạn hứng thú nhất? Vì sao?
– Những nội dung:
- Thảo luận về một vấn xã hội có ý kiến khác nhau
- Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
– Nội dung nói và nghe nào khiến em hứng thú: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau.
– Nguyên nhân: Trình bày quan điểm, đánh giá về tác phẩm văn học yêu thích.
II. Luyện tập chung
1. Đọc
Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Hai văn bản Vật liệu thông minh và 80 năm nhìn lại… nhắc bạn nhớ tới những văn bản nào đã được đọc, tham khảo hay thực hành viết trong học kì II? Dựa vào đâu mà bạn có liên hệ như vậy?
Câu 2. Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản nào? Hãy phân tích lí do xuất hiện và ý nghĩa của yếu tố tự sự, biểu cảm ở văn bản đó.
– Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản 80 năm nhìn lại…
– Văn bản 80 năm nhìn lại… có xuất hiện yếu tố tự sự và biểu cảm vì đây là văn bản thuộc loại bài luận về bản thân. Những yếu tố tự sự và biểu cảm sẽ giúp cho văn bản trở nên gần gũi, từ đó làm tăng tính thuyết phục.
Câu 3. Trong văn bản 1, những câu nào có sử dụng biện pháp chêm xen?
Câu 4. Trong văn bản Vật liệu thông minh có câu: “Phạm vi của chủ đề này rất rộng”. Dựa vào hiểu biết của mình, bạn có thể nói thêm điều gì về chủ đề đã được tác giả gợi lên?
Câu 5. Cả hai văn bản, theo những cách khác nhau, đều chứa đựng những gợi ý bổ ích về bước đường tương lai của chính chúng ta. Bạn có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
2. Viết
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1. Viết một bài văn nghị luận thể hiện những điều bạn cảm nhận được qua việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi.
Đề 2. Tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa mà bạn đã trải qua trong hành trình rèn luyện – trưởng thành của mình.
Hãy viết về chủ đề trên.
Đề 3. Trong số những tác phẩm văn học mà bạn đã tìm đọc được theo gợi ý ở các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, tác phẩm nào đã để lại cho bạn nhiều ấn tượng và suy nghĩ nhất? Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về tác phẩm đó theo các vấn đề nội dung và nghệ thuật tự chọn.
Đề 4. Theo quan sát và trải nghiệm của bạn, ở không gian sinh hoạt cộng đồng nào còn thiếu những quy định, hướng dẫn về hành vi ứng xử cần có cho mọi người? Trong vai người được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ủy nhiệm, bạn hãy hoàn thành một bản nội quy hay hướng dẫn nơi công cộng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, có văn hóa.
3. Nói và nghe
Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1.
Nội dung 2.
Nội dung 3.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập học kì II – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 124 sách Kết nối tri thức tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.