Văn bản Nhật trình Sol 6 sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Nhật trình Sol 6, thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Soạn bài Nhật trình Sol 6
1. Chuẩn bị
- Người về từ Sao Hỏa là tác phẩm của En-đi Uya.
- Đoạn trích Nhật trình Sol 6 là chương mở đầu của Người về từ Sao Hỏa.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Phần 1 kể về việc gì?
Phần 1 kể về sự cố bão cát mà đoàn phi hành của nhân vật tôi gặp phải.
Câu 2. Tại sao chiếc MAV được coi là quan trọng nhất?
Chiếc MAV là một con tàu không gian, có nhiều bộ phận tinh xảo.
Câu 3. Vì sao nhân vật “tôi” bị thương?
Một trong những chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng, đâm vào người nhân vật tôi.
Câu 4. Dụng cụ nào đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn?
Dụng cụ nào đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn: bộ đồ du hành.
Câu 5. Điều gì khiến “tôi vui mừng khôn tả” và điều gì khiến “tôi buồn da diết”? Vì sao?
- Điều gì khiến “tôi vui mừng khôn tả” và điều gì khiến “tôi buồn da diết”: Căn Háp vẫn nguyên vẹn và chiếc MAV đã đi rồi.
- Nguyên nhân: Căn Háp vẫn nguyên vẹn giúp “tôi” có thêm thời gian sống, nhưng chiếc MAV rời đi thì “tôi” sẽ không thể trở về Trái Đất.
Câu 6. Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh như thế nào?
Nhân vật “tôi” bị ngã lăn xuống đồi với một ngọn giáo xuyên thủng vào người giữa cơn bão cát.
Câu 7. Câu kết thể hiện tâm trạng gì của nhân vật “tôi”?
Câu kết thể hiện tâm trạng thất vọng, bất lực của nhân vật “tôi”.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”?
– Truyện viết về sự kiện: Đoàn phi hành của nhân vật “tôi” gặp một sự cố bão cát. “Tôi” bị mắc kẹt lại, bị thương suýt mất mạng.
– Truyện có tính chất “viễn tưởng” vì những chi tiết liên quan đến khoa học chưa có được ở thời đại đó (bộ đồ du hành với hệ thống cân bằng khí tinh xuất sắc và căn Háp đầy đủ, tiện nghi đủ để sống trong 31 ngày…)
Câu 2. Liệt kê các số từ có trong phần (1) của văn bản Nhật trình Sol 6. Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa gì?
- Số từ trong phần (1): một, rưỡi, sáu, đôi
- Tác dụng: Xác định số lượng của các sự vật được nhắc đến trong văn bản.
Câu 3. Em có nhận xét gì về nhân vật “tôi” trong đoạn trích?
Nhân vật “tôi” là một người dũng cảm, bình tĩnh và nghị lực.
Câu 4. Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?
Những chi tiết là:
– Phi vụ bay được thiết kế để chịu được cơn bão cát với sức gió 150km/h.
– Đĩa liên lạc dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét.
– Đĩa liên lạc đâm sầm vào mạng ăng-ten thu tầm, chiếc ăng-ten xuyên thủng bộ đồ bảo hộ khiến áp suất giảm dần.
– Máu chảy ra ngoài nhanh chóng bị bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp để lại một đống cặn.
– Khi áp suất giảm, bộ đồ du hành liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ.
– Kiểm tra thiết bị trên tay áo, tôi thấy bộ áo đã có 85% là khí oxi. So với tỉ lệ khí quyển trên Trái Đất khoảng 21% , tôi sẽ không sao, miễn là đừng ở trong tình trạng này quá lâu.
Câu 5. Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào?
Suy nghĩ và hành động: Ban đầu, tôi sẽ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Nhưng sau đó, tôi phải cố gắng trấn an bản thân, tìm cách chữa trị vết thương và liên lạc với mọi người.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nhật trình Sol 6 – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 70 sách Cánh diều tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.