Ngữ cảnh là một khái niệm sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Ngữ cảnh, để có thể hiểu hơn về kiến thức trên.
Nội dung rất hữu ích cho các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Ngữ cảnh – Mẫu 1
I. Khái niệm
Ngữ cảnh chính là bối cảnh của ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.
II. Các nhân tố của ngữ cảnh
1. Nhân vật giao tiếp
– Cùng với người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người khác tham gia hoạt động giao tiếp (gọi chung là nhân vật giao tiếp).
– Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác, đóng vai người nói (người viết), vai người nghe (người đọc).
– Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ sẽ chi phối đến nội dung và hình thức của câu văn.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
– Bối cảnh giao tiếp rộng: Toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán… cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.
– Bối cảnh giao tiếp hẹp: Nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.
– Hiện thực được nói tới: Có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người.
3. Văn cảnh
– Ở hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, ngữ cảnh của một đơn vị ngôn ngữ còn là văn cảnh xuất hiện của nó.
– Văn cảnh có thể là lời đối thoại hoặc lời đơn thoại, có thể ở dạng nói hoặc dạng viết.
III. Vai trò của ngữ cảnh
– Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn thì ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn.
– Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn thì muốn lĩnh hội chính xác, có hiệu quả lời nói, câu văn, người nghe (người đọc) cần căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp.
Tổng kết:
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
- Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.
- Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.
IV. Luyện tập
Câu 1. Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết miêu tả trong hai câu trong SGK:
– Bối cảnh đất nước: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.
– Bối cảnh câu văn: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay, vậy mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.
Câu 2. Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Hiện thực được nói tới trong hai câu thơ trên là tâm trạng xót xa, bẽ bàng và nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong đêm khuya thanh vắng .
Câu 3. Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
- Hoàn cảnh: Xã hội phong kiến có những bất công với người phụ nữ.
- Hình ảnh bà Tú hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, chịu khó và giàu đức hi sinh.
Câu 4. Đọc những câu thơ trong bài Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung của những câu đó.
– Hoàn cảnh sáng tác: Khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
– Nội dung bài thơ: Tú Xương đã sáng tác Vịnh khoa thi Hương để khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Câu 5. Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu thế nào? Nó nhằm mục đích gì?
– Trong ngữ cảnh này, người hỏi và người nghe không quen biết nhau. Bởi vậy mục đích của câu hỏi không phải vì chiếc đồng hồ. Câu hỏi cần được hiểu là: Người hỏi đang muốn biết hiện tại là mấy giờ.
– Câu hỏi nhằm mục đích: Hỏi thời gian.
Soạn bài Ngữ cảnh – Mẫu 2
Câu 1. Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết miêu tả trong hai câu trong SGK:
– Bối cảnh đất nước: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, nhân dân căm ghét và quyết tâm đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược.
– Bối cảnh câu văn: Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng, nhưng vẫn chưa thấy lệnh quan. Trong lúc đó, nhân dân đều cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù.
Câu 2. Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Hiện thực được nói tới trong hai câu thơ: Đêm đã về khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn một mình, lẻ loi.
=> Nỗi đau xót, bẽ bàng trước cảnh ngộ của nhân vật trữ tình.
Câu 3. Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
- Hoàn cảnh: Xã hội phong kiến có những tư tưởng bất công với người phụ nữ.
- Hình ảnh bà Tú hiện lên lên: Một người phụ nữ vất vả, tần tảo.
Câu 4. Đọc những câu thơ trong bài Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung của những câu đó.
– Hoàn cảnh sáng tác: Khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ. Từ năm Bính Tuất (1886), các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
– Nội dung bài thơ: Tác giả sáng tác bài thơ để khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Câu 5. Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu thế nào? Nó nhằm mục đích gì?
Ở tình huống này, người hỏi và người nghe không quen biết nhau. Vì vậy, người hỏi không nhằm mục đích biết được người nghe có đồng hồ. Mà người hỏi mong muốn hỏi về giờ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ngữ cảnh Soạn văn 11 tập 1 tuần 10 (trang 102) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.