Soạn Tiếng Việt 3: Ngọn lửa Ô-lim-pích – Tuần 32 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, nói và nghe, viết, vận dụng củaBài 25 chủ đề Trái đất chúng mình SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 111, 112, 113.
Qua đó, còn giúp các em nói với bạn về một vận động viên em yêu thích. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Soạn bài phần Đọc: Ngọn lửa Ô-lim-pích
Khởi động
Câu 1: Em biết cờ của những nước nào trong bức tranh dưới đây?
Trả lời:
Trong tranh có cờ của Việt Nam, Nhật Bản, Cambodia, Myanmar, Malaysia.
Câu 2: Vì sao trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước?
Trả lời:
Vì đây là hội thi đấu thể thao gồm nhiều quốc gia cùng tham gia.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?
Trả lời:
Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ 3 000 năm trước ở đất nước Hy Lạp cổ.
Câu 2: Những môn thể thao nào được thi đấu trong đại hội?
Trả lời:
Những môn thể thao được thi đấu trong đại hội là: chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,…
Câu 3: Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội như thế nào?
Trả lời:
Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Câu 4: Em hãy giới thiệu về ngọn lửa Ô-lim-pích.
Trả lời:
Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hòa bình và hữu nghị.
Câu 5: Theo em, vì sao nói Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp?
Trả lời:
Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp vì Đại hội giúp phát triển mạnh việc rèn luyện thể dục thể thao ở khắp nơi, là dịp để các nước trên toàn cầu có dịp gặp gỡ, đua tài và làm nảy nở thêm tinh thần hữu nghị, đoàn kết, yêu hoà bình, chống chiến tranh.
Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Đất quý, đất yêu
Câu 1: Nghe kể chuyện:
Đất quý, đất yêu
(Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a, Mai Hà dịch)
Trả lời:
Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi :
– Tại sao các ông lại phải làm như vậy?
Viên quan trả lời :
– Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê- ti- ô- pi-a.
Câu 2: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi :
– Tại sao các ông lại phải làm như vậy?
Viên quan trả lời :
– Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê- ti- ô- pi-a.
Soạn bài phần Viết: Ngọn lửa Ô-lim-pích
Câu 1: Nghe – viết: Ngọn lửa Ô-lim-pích (từ Tục lệ đến đấu vật).
Câu 2: Kể và viết tên vận động viên ở Việt Nam hoặc trên thế giới mà em biết.
Trả lời:
Những vận động viên mà em biết là: Nguyễn Thị Ánh Viên, Vũ Thị Hương, Đoàn Kiến Quốc, Hoàng Xuân Vinh, Lê Văn Công, Tú Chinh, Phạm Thị Kim Huệ,…
Câu 3: Tìm tên riêng nước ngoài viết đúng và chép vào vở.
Trả lời:
Những tên riêng viết đúng là: Vích-to Huy-gô, Oan-tơ, Đác-Uyn.
Soạn bài phần Vận dụng
Nói với bạn về một vận động viên em yêu thích.
Trả lời:
Vận động viên em yêu thích là Hoàng Xuân Vinh, một vận động viên bắn súng của Việt Nam. Nhờ thành tích huy chương vàng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội Mùa hè 2016, anh trở thành vận động viên thể thao Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế vận hội.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ngọn lửa Ô-lim-pích (trang 111) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 32 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.