Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà bộc lộ tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát ly bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Muốn làm thằng Cuội, giúp học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Muốn làm thằng Cuội – Mẫu 1
Soạn văn Muốn làm thằng Cuội chi tiết
I. Tác giả
– Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu.
– Quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội).
– Ông xuất thân là nhà Nho, từng hai lần lều chõng nhưng đều không đỗ đạt. Sau đó, Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và sớm gây được tiếng vang lớn vào những năm 20 của thế kỷ XX.
– Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn lại rất đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều sáng tạo mới mẻ.
– Ngoài thơ, Tản Đà cũng sáng tác văn xuôi với nhiều bài tản văn, tùy bút, tự truyện.
– Một số tác phẩm chính: Khối tình con I, II (thơ, 1917); Giấc mộng con I (tiểu thuyết, năm 1917), Thề non nước (tiểu thuyết, 1920), Giấc mộng con II (Du ký, 1932), Giấc mộng lớn (tự truyện, 1932)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được in trong cuốn Khối tình con I, xuất bản năm 1917.
2. Thể thơ
- Thất ngôn bát cú Đường luật
- Hình ảnh gần gũi, giản dị
- Lời thơ trong sáng, tự nhiên
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Thái độ của nhà thơ với thực tại cuộc sống nơi trần thế.
- Phần 2. Bốn câu tiếp: Mong muốn thoát khỏi hiện thực của nhà thơ.
- Phần 3. Hai câu cuối: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc của nhà thơ.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Thái độ của nhà thơ với thực tại cuộc sống nơi trần thế
– Lời cảm thán: “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi” gợi tả thời gian về một đêm vào mùa thu – thời điểm con người thường có nhiều suy tư.
– Nhà thơ bộc lộ trực tiếp suy tư về trần thế với tâm trạng “buồn lắm”, “chán nửa rồi”: cuộc sống trần thế bon chen, đất nước mất đi sự tự do, độc lập.
– Cách xưng hô “chị – em”: cho thấy thái độ ngông nghênh của nhà thơ.
2. Mong muốn thoát khỏi hiện thực của nhà thơ
– Câu hỏi tu từ “Cung quế có ai ngồi đó chửa?”: hình ảnh cung quế (cung trăng) là nơi đẹp đẽ, thanh cao và trong sáng, gần gũi với chị Hằng.
– Mong ước được bầu bạn “cùng gió, cùng mây”: bầu bạn với thiên nhiên, đất trời để vơi đi nỗi buồn ở nơi trần thế.
3. Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc của nhà thơ
– Nhà thơ mong muốn được ở cung trăng mãi mãi, để cùng chị Hằng mỗi đêm rằm sẽ trông xuống thế gian cười.
– Hình ảnh “tựa nhau trông xuống thế gian cười”: thái độ mỉa mai, khinh bỉ cõi trần thế.
Tổng kết:
– Nội dung: Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát ly bằng mộng tương lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
– Nghệ thuật: sự đổi mới trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển…
Soạn văn Muốn làm thằng Cuội ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà lại có tâm trạng chán trần thế?
Tản Đà có tâm trạng chán trần thế do hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ:
– Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân
– Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc
– Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.
– Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.
Câu 2. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 – 4, 5 – 6).
– “Ngông” là có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, bất chấp sự khen chê của người đời.
– Trong văn học, “ngông” là biểu hiện của một ngòi bút có cá tính mạnh mẽ, riêng biệt.
– Cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ:
- Mong muốn được làm thằng Cuội, bỏ nơi trần thế để lên cung trăng sống với chị Hằng, bầu bạn cùng với gió với mây.
- Trong cách xưng hô “chị Hằng” – “em” khiến cho giọng điệu bài thơ có chút ngông nghênh, đáng yêu. Đặc biệt là hình ảnh “tựa nhau trông xuống thế gian cười” – một thái độ khinh thường cuộc sống nơi trần thế.
Câu 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
– Hình ảnh “tựa nhau trông xuống thế gian cười”:
- Vào mỗi đêm rằm tháng Tám – khi trăng đúng lúc tròn và sáng nhất trong năm.
- Mọi người nơi trần thế đều muốn ngắm nhìn vầng trăng.
- Cũng chính khi đó, nhà thơ sẽ ngồi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng “trông xuống thế gian, cười”.
– Cái “cười” ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa
- Thể hiện niềm vui khi được thỏa mãn mơ ước lên cung trăng – cõi mộng.
- Nhà thơ đã thoát khỏi trần thế – nơi chỉ có những bon chen, tính toán tầm thường.
- Thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.
Câu 4. Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
– Trí tưởng tượng đầy sáng tạo của nhà thơ.
– Ngòi bút phóng khoáng, giọng thơ hài hước.
– Cái tôi rất “ngông” của Tản Đà.
II. Luyện tập
Câu 1. Nhận xét phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ.
– Câu 3 – 4:
- Đối về hình ảnh: cung quế – cành đa (trên cung trăng – dưới trần thế)
- Đối về hành động: ngồi – nhắc
=> Lời hỏi thăm sau đó là đề nghị được lên cung trăng sống.
– Câu 5 – 6: Đối về ý thơ: bầu bạn – gió mây, tủi – vui: Thể hiện mong muốn được bầu bạn cùng với gió mây nơi cung trăng
Câu 2. So sánh ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan:
- Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm.
- Giọng điệu: buồn bã, sâu lắng và đầy đau xót.
– “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà
- Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Giọng điệu: nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh mà đáng yêu.
Soạn bài Muốn làm thằng Cuội – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà lại có tâm trạng chán trần thế?
- Xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân.
- Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc.
- Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.
- Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.
Câu 2. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 – 4, 5 – 6).
– “Ngông” là có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, bất chấp sự khen chê của người đời.
– Trong văn học, “ngông” là biểu hiện của một ngòi bút có cá tính mạnh mẽ, riêng biệt.
– Cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ: Tản Đà mong muốn được làm thằng Cuội, bỏ nơi trần thế để lên cung trăng sống với chị Hằng, bầu bạn cùng với gió với mây. Trong cách xưng hô “chị Hằng” – “em” khiến cho giọng điệu bài thơ có chút ngông nghênh, đáng yêu. Đặc biệt là hình ảnh “tựa nhau trông xuống thế gian cười” – một thái độ khinh thường cuộc sống nơi trần thế.
Câu 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
– Hình ảnh “tựa nhau trông xuống thế gian cười”:
- Vào mỗi đêm rằm tháng Tám – khi trăng đúng lúc tròn và sáng nhất trong năm.
- Mọi người nơi trần thế đều muốn ngắm nhìn vầng trăng.
- Cũng chính khi đó, nhà thơ sẽ ngồi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng “trông xuống thế gian, cười”.
– Cái “cười” ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa
- Thể hiện niềm vui khi được thỏa mãn mơ ước lên cung trăng – cõi mộng.
- Nhà thơ đã thoát khỏi trần thế – nơi chỉ có những bon chen, tính toán tầm thường.
- Thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.
Câu 4. Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
- Trí tưởng tượng sáng tạo.
- Ngòi bút phóng khoáng, giọng thơ hài hước.
- Cái tôi rất “ngông” của Tản Đà.
II. Luyện tập
Câu 1. Nhận xét phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ.
– Câu 3 – 4:
- Đối về hình ảnh: cung quế – cành đa (trên cung trăng – dưới trần thế)
- Đối về hành động: ngồi – nhắc
=> Lời hỏi thăm sau đó là đề nghị được lên cung trăng sống.
– Câu 5 – 6: Đối về ý thơ: bầu bạn – gió mây, tủi – vui: Thể hiện mong muốn được bầu bạn cùng với gió mây nơi cung trăng
Câu 2. So sánh ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan: Sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm. Giọng điệu buồn bã, sâu lắng và đầy đau xót.
“Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà: Từ ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Giọng điệu nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh mà đáng yêu.
Soạn bài Muốn làm thằng Cuội – Mẫu 3
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, Tản Đà lại có tâm trạng chán trần thế vì:
- Sống trong một xã hội thực dân phong kiến tàn ác, bất nhân.
- Phải mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh lận đận, bế tắc.
- Không bằng lòng với cuộc sống tù túng.
- Không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.
Câu 2.
Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”.
– Em hiểu “ngông” có nghĩa là dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười; sống phóng khoáng, coi thường khuôn phép.
– Trong văn học, “ngông” là biểu hiện của một ngòi bút có cá tính mạnh mẽ, riêng biệt.
– Cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ: Mong muốn rời xa nơi trần thế, lên cung trăng sống với chị Hằng, bầu bạn cùng với gió với mây. Cách xưng hô khá suồng sã, thân mật là “chị Hằng” – “em” cho thấy mong muốn được coi chị Hằng là bạn.
Câu 3.
– Hình ảnh “tựa nhau trông xuống thế gian cười” có thể được hiểu: Vào đêm rằm tháng Tám, trăng đúng lúc tròn và sáng nhất trong năm. Mọi người nơi trần thế đều muốn ngắm nhìn vầng trăng. Cũng chính khi đó, nhà thơ sẽ ngồi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng “trông xuống thế gian, cười”.
– Cái “cười” ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa: Nó thể hiện sự mãn nguyện khi được thoát khỏi trần thế. Đồng thời, nó còn mỉa mai, giễu cợt xã hội xấu xa, chật hẹp so với tâm hồn của người nghệ sĩ.
Câu 4.
Những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ:
- Tâm hồn thi sĩ lãng mạn, bay bổng.
- Thể thơ thất ngôn bát cú, lời thơ tự nhiên và phóng khoáng.
- Giọng thơ linh hoạt…
II. Luyện tập
Câu 1.
Nhận xét phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ:
– Câu 3 – 4:
- Đối về hình ảnh: cung quế – cành đa (trên cung trăng – dưới trần thế)
- Đối về hành động: ngồi – nhắc
=> Lời hỏi thăm sau đó là đề nghị được lên cung trăng sống.
– Câu 5 – 6: Đối về ý thơ: bầu bạn – gió mây, tủi – vui: Thể hiện mong muốn được bầu bạn cùng với gió mây nơi cung trăng
Câu 2.
So sánh ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
– “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan: Ngôn ngữ cổ điển, trang trọng; Giọng điệu mang vẻ buồn thương, xót xa.
– “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà: Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với khẩu ngữ; Giọng điệu ngông nghênh, hóm hỉnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Muốn làm thằng Cuội Soạn văn 8 tập 1 bài 16 (trang 155) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.