Soạn Tiếng Việt 3 Bài 4: Mùa xuân đã về – Tuần 26 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng củaBài 4 chủ đề Thiên nhiên kì thú SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 66, 67, 68, 69.
Qua đó, còn giúp các em luyện tập tả một đồ vật thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 4: Mùa xuân đã về
Trao đổi với bạn về mùa em thích theo gợi ý:
Trả lời:
Mùa xuân đến! Ông mặt trời chiếu những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Mưa xuân lất phất như tắm mát cho muôn cây, muôn hoa. Nàng tiên mùa xuân đến thay áo mới cho muôn cây, muôn hoa. Chim ca hót líu lo. Xuân về, nhà nhà tưng bừng trang hoàng nhà cửa đón năm mới sang. Người người nô nức đi trẩy hội. Tớ cùng bố mẹ đi chúc Tết ông bà, đón một năm mới tươi vui. Tớ luôn mong chờ mùa xuân đến. Tớ thích mùa xuân!.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 4: Mùa xuân đã về
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Những hình ảnh nào được tác giả dùng để tả cảnh bầu trời mùa xuân?
Trả lời:
Sương mù tan dần. Mây như một đàn cừu tản đi và dưới bầu trời quang đãng, mùa xuân thực sự hiện ra. Mặt trời chói lọi mọc lên, nuốt dần lớp băng mỏng phủ trên mặt nước. Khắp nơi ấm áp, muôn loài trên mặt đất như hồi sinh.
Câu 2: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của mỗi sự vật trong đoạn 2.
Trả lời:
- Cỏ non: như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất.
- Những chồi cây: sực nức mùi hương, căng phồng nhựa.
- Những cây liễu: tắm trong ánh nắng vàng tươi.
- Đồng cỏ: nhung tơ và những ruộng rạ phủ bằng.
Câu 3: Chim sơn ca, đàn sếu, ngỗng trời được miêu tả thế nào?
Trả lời:
- Đàn chim Sơn ca cất tiếng hót thánh thót trên đồng cỏ nhung tơ và những ruộng rạ phủ bằng.
- Đàn sếu và ngỗng trời đang sải cánh bay. Chúng cất tiếng kêu mừng xuân.
Câu 4: Đám trẻ nhỏ, tốp phụ nữ và bác nông dân làm gì khi mùa xuân đến?
Trả lời:
- Lũ trẻ nhanh nhẹn chạy dọc theo con đường nhỏ.
- Tiếng nói vui vẻ của tốp phụ nữ vàng lên bên bờ đầm, nơi họ đang giặt vải.
- Và tiếng rìu của bác nông dân đang chữa lại cày bừa vang lên trong các sân nhà.
Câu 5: Vì sao mọi người, mọi vật đều vui mừng, hớn hở?
Trả lời:
Mọi người, mọi vật đều vui mừng, hớn hở vì mùa xuân đã thực sự về.
Câu 6: Nói 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh về một sự vật trong bài đọc.
Trả lời:
Cỏ non như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất.
Đàn sếu và ngỗng đang sải cánh bay như chở mùa xuân về trên xóm làng yên bình.
Nghe – kể: Bồ Nông có hiếu
Câu 1: Nghe kể chuyện.
Trả lời:
Em hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Bồ nông có hiếu”.
Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Bồ nông có hiếu
Theo Phong Thu
Trả lời:
Bồ nông có hiếu
Theo Phong Thu
1. Trên đường về quê chẳng may mẹ con bồ Nông gặp nạn
2. Bác Bồ Nông dặn dò Bồ Nông nhỏ mọi việc cần thiết trong khi chăm sóc mẹ…
3. Bồ Nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đống xúc tép, xúc cá…
4. Mỏ của Bồ Nông xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy xệ xuống giống hệt cái túi.
5. Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Em hãy dựa vào từng đoạn truyện ở câu 2 để kể lại câu chuyện.
Câu 4: Kể lại đoạn truyện em thích bằng lời của chú bồ nông nhỏ.
Trả lời:
Từ buổi ấy, tôi hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú tôi một thân một mình ra đống xúc tép, xúc cá…
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác ao bèo. Bắt được con mồi nào, chú tôi cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.
Trong đêm vắng, chú tôi lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, tôi đi tới gần sáng vẫn chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.
Viết sáng tạo
Câu 1: Nói về một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch.
Trả lời:
1. Giới thiệu về đồ vật:
- Đó là đồ vật gì: kính râm
- Từ đâu em có đồ vật ấy: mẹ mua cho em
2. Đặc điểm chung của đồ vật:
- Hình dáng: hình tròn
- Màu sắc: mắt màu đen trong suốt, gọng màu trắng
- Kích thước: nhỏ gọn, vừa với khuôn mặt em
- Cấu tạo: gồm gọng và mắt kính
3. Đặc điểm nổi bật của đồ vật: nó có thể thay đổi màu mắt khi qua những tiết trời khác nhau.
4. Vai trò, ý nghĩa của đồ vật:
- Đồ vật ấy dùng để làm gì: che nắng, bảo vệ mắt, thời trang
- Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của em không: em tự tin hơn khi đi tham quan, du lịch biển.
5. Sử dụng và bảo quản đồ vật ra sao: sau khi dùng em sẽ lau chùi và cất vào hộp kính
6. Tình cảm của em với đồ vật ấy:
- Yêu thích, trân trọng vì đó là món quà mẹ tặng em.
- Lời hứa giữ gìn, bảo vệ để nó được sử dụng lâu bền.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch.
Trả lời:
Em có một người bạn nhỏ luôn đồng hành cùng em mỗi khi em đi tham quan, du lịch đó là chiếc kính râm. Chiếc kính mẹ đã mua tặng em vào mùa hè khi em kết thúc năm học lớp 2. Chiếc kính râm bào gồm có mắt kính và gọng kính. Gọng kính được làm bằng nhựa với hai hình tròn màu trắng, mắt kính có màu đen nhưng trong suốt có thể nhìn qua được. Đặc biệt, hai mắt kính ấy không chỉ ngăn lại tia UV từ mặt trời để bảo vệ đôi mắt của em, mà nó còn có thể biến đổi sắc màu khi tiết trời thay đổi, khi trời nắng, mặt trời dịu đi, nhưng bầu trời lại xanh ngắt; khi trời âm u, bầu trời mang một màu xanh nhẹ với những đám mây trắng khổng lồ. Mỗi khi đeo chiếc kính đi tham quan, du lịch em lại thấy rất tự tin vì có chiếc kính bảo vệ đôi mắt của em. Mỗi lần sử dụng xong, em lại cất vào hộp kính để cẩn thận. Em luôn tự hứa sẽ giữ gìn và bảo quản nó cẩn thận vì đó là món quà mẹ tặng em và là người bạn thân thiết của em.
Câu 3: Trao đổi với bạn:
a. Những điều em học được ở bài viết của bạn:
b. Những nội dung em có thể điều chỉnh ở bài viết của mình:
Trả lời:
Em rất ấn tượng với bài viết của bạn Lan. Bạn Lan đã sử dụng một số từ ngữ hay và hấp dẫn như: người bạn nhỏ và hình ảnh so sánh “người bạn thân thiết” . Câu văn trong bài của bạn rõ ràng, mạch lạc và có nhiều câu văn dài. Em thích nhất câu văn cuối bài của bạn vì đã thể hiện được tình cảm của mình dành cho đồ vật mình yêu quý.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 4: Mùa xuân đã về
Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ:
a. Trưng bày tranh ảnh về hoa quả, chim chóc, muôn thú,…
b. Nói 2 – 3 câu về sự vật trong tranh ảnh mà em sưu tầm được.
Trả lời:
Hôm nay, mình mang đến lớp một bức ảnh chụp cây phượng. Cây phượng trong ảnh được chụp vào mùa hè nên cành lá xum xuê, hoa nở đỏ rực. Cây phượng rất cao lớn. Mình rất thích bức ảnh này. Bức ảnh này giúp mình quan sát được cây phượng kĩ hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Mùa xuân đã về trang 66 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 26 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.