Soạn bài Mùa xuân chín Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh tham khảo.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn bài Mùa xuân chín
Chuẩn bị đọc
Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ chọn từ nào? Hãy chia sẻ với các bạn lí do lựa chọn của mình.
Hướng dẫn giải:
- Tính từ: ấm áp
- Lí do lựa chọn: thời tiết đặc trưng của mùa xuân
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Em hình dung như thế nào về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và con người trong ba khổ thơ đầu?
Hướng dẫn giải:
Bức tranh thiên nhiên làng quê thơ mộng, rực rỡ
Câu 2. Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân và con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh hiện tại hay quá khứ?
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh hiện tại
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Theo cảm nhận của em, bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc hay mới lạ? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc với những hình ảnh: làn nắng ửng, khói mơ tan, mái nhà tranh, giàn thiên lí,
Câu 2. Hai dòng thơ – Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. .. là lời của ai, thể hiện quan niệm, thái độ gì trước sự thay đổi của con người và mùa xuân?
Hướng dẫn giải:
– Hai dòng thơ – Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. .. là lời của nhân vật trữ tình
– Quan niệm, thái độ: quy luật của tạo hóa, đời người cũng như búp phải nở hoa, trái xanh phải chín,… khó mà cưỡng lại.
Câu 3. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,… có tác dụng như thế nào trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người trong ba khổ thơ đầu?
Hướng dẫn giải:
Gợi tả hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, hình ảnh con người vui tươi, say mê trước mùa xuân.
Câu 4. Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “khách xa” được thể hiện trong khổ thơ thứ tư.
Hướng dẫn giải:
Tâm trạng, cảm xúc: nỗi nhớ “chị” gắn với nỗi nhớ “làng”, từ đó hình ảnh “người phụ nữ gánh thóc” bừng lên trong tâm hồn của “khách xa” chính là hiện thân của tác giả.
Câu 5. Nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề cho bài thơ.
Hướng dẫn giải:
– Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi danh từ: mùa xuân và tính từ: chín.
– Nhan đề gợi ra cảm giác mùa xuân đang đạt đến độ căng mọng, đẹp đẽ nhất.
Câu 6. Theo em, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi hay không? Điều đó có tác dụng gì trong việc thế hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân?
Câu 7. Nêu một trong những biểu hiện về sự phù hợp của các yếu tố hình thức trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.
Câu 8. Nhận xét về cách tác giả cảm nhận bước đi của thời gian qua hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Mùa xuân chín Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 123 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.