Soạn bài Mùa thu của em – Tuần 4 giúp các em tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng củaBài 3 chủ đề Mái trường mến yêu SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 32, 33, 34, 35.
Qua đó, cũng giúp các em nghe viết Cậu học sinh mới, viết hoa địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr, ươc/ươt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 3: Mùa thu của em
Câu 1
Giải các câu đố sau:
Hằng đêm quen ở trên trời
Vui Trung thu bạn rước tôi đi cùng?
(Là gì?)
Hoa gì tươi thắm sắc vàng
Cánh dài bung nở rộn ràng vào thu?
(Là hoa gì?)
Gợi ý trả lời:
Câu đố thứ nhất: Đèn ông sao
Câu đố thứ hai: hoa cúc
Câu 2
Kể tên một vài hoạt động diễn ra vào dịp tết Trung thu.
Gợi ý trả lời:
Rước đèn, phá cỗ, múa lân,, làm đồ chơi Trung Thu, làm bánh trung thu, hát trống quân, ngắm trăng,…
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 3: Mùa thu của em
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc của mùa thu trong hai khổ thơ đầu.
Gợi ý trả lời:
Bài thơ tả nhiều màu sắc của mùa thu như: sắc vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới.
Câu 2: Ở khổ thơ thứ ba, mùa thu của bạn nhỏ có gì vui?
Gợi ý trả lời:
Mùa thu của bạn nhỏ có niềm vui đó là: bạn nhỏ được rước đèn họp bạn trong ngày hội rằm tháng Tám.
Câu 3: Hai dòng thơ cuối bài muốn nói điều gì?
Gợi ý trả lời:
Hai dòng thơ cuối bài thể hiện rằng bạn nhỏ đã học những bài học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình. Mùa thu đã mang đến cho bạn nhỏ niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.
Câu 4: Mùa thu của em có những gì đáng nhớ?
Gợi ý trả lời:
Đối với em, mùa thu là một mùa đặc biệt trong năm. Mùa thu là mùa học trò chúng em được tựu trường gặp lại thầy cô, bạn bè sau những tháng hè xa cách. Mùa thu còn là mùa em được mẹ mua cho đèn lồng, đèn ông sao để vui rước đèn cùng các bạn trong ngày tết Trung thu. Đó là những khoảnh khắc tuổi thơ vui nhất và đáng nhớ nhất của em.
Đọc bài văn về trường học
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Gợi ý trả lời:
a.
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
– Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
– À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng… hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
– Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: “Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu.”
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
(Theo Phong Thu)
Tên bài văn: Người thầy cũ
Tên tác giả: Phong Thu
Đoạn văn em thích: Đoạn 3
Câu văn hay: Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.
Hình ảnh đẹp: Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học.
b. Em đã từng đọc bài văn “Người thầy cũ” của tác giả Phong Thu. Đoạn văn em thích là đoạn 3. Câu văn hay trong bài đó là sau khi bố Dũng ra về “Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.” Hình ảnh đẹp trong bài là hình ảnh Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường.
Nghe – viết: Cậu học sinh mới
Câu 1: Nghe – viết:
Cậu học sinh mới
Đường từ nhà đến trường không xa lắm, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bị quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi đã diễn ra những “pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê.
Câu 2: Viết lại vào vở cho đúng các tên riêng dưới đây:
Gợi ý trả lời:
- Cao Bằng
- Thái Bình
- Thừa Thiên Huế
- Lâm Đồng
- Sóc Trăng
- Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 3: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi chỗ trống:
Gợi ý trả lời:
a.
Cây bàng là chiếc nhà con
Bàng thương lũ trẻ, bóng tròn che chung.
Cây là cột, cành là khung
Lá xoè bên lá lợp cùng trời xanh.
Theo Hữu Thỉnh.
b.
Vườn hoa nhỏ trước cổng trường
Tháng năm xanh mướt, sắc hương nồng nàn
Mượt mà thảm cỏ vườn lan
Bước chân em cũng rộn ràng cùng hoa.
Theo Lam Thuỵ
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ chỉ sự vật, đặc điểm
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ đặc điểm trong các đoạn thơ sau:
a.
Tiếng trống vừa giục giã
Trang sách hồng mở ra
Giọng thầy sao ấm quá!
Nét chữ em hiền hoà.
Nguyễn Lãm Thắng
b.
Quyển vở này mở ra
Bao nhiêu trang giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng.
Quang Huy
Gợi ý trả lời:
a)
- Từ chỉ sự vật là: tiếng trống, trang sách, giọng thầy, nét chữ.
- Từ chỉ đặc điểm là: hồng, ấm, hiền hòa.
b)
- Từ chỉ sự vật là: quyển vở, trang giấy, dòng kẻ, chúng em.
- Từ chỉ đặc điểm là: trắng, ngay ngắn.
Câu 2: Đặt 1- 2 câu nêu đặc điểm của các sự vật tìm được ở bài tập 1 theo mẫu Ai thế nào?
M: Giọng thấy rất ấm.
Gợi ý trả lời:
Nét chữ của em thật hiền hòa.
Những trang giấy trắng phau.
Câu 3: Tìm trong câu em vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Thế nào?
Gợi ý trả lời:
Ai (cái gì, con gì)? |
Thế nào? |
Nét chữ của em |
thật hiền hòa. |
Những trang giấy |
trắng phau. |
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 3: Mùa thu của em
Chơi trò chơi Ngôi trường hạnh phúc:
- Đặt tên cho mỗi bức tranh dưới đây:
- Nói 1 – 2 câu về ngôi trường em mơ ước.
Gợi ý trả lời:
Em có thể tham khảo tên tranh dưới đây:
- Tranh 1: Trường học vui nhộn trên chuyến xe.
- Tranh 2: Ngôi trường vũ trụ em mơ ước.
Ngôi trường em mơ ước là ngôi trường vui nhộn trên các toa xe lửa. Mỗi toa xe là một lớp học nhỏ có thầy cô và bạn bè.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Mùa thu của em trang 32 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 1 – Tuần 4 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.