Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới”. Lần đầu tiên “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó”, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên “cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” hồi bấy giờ. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được tìm hiểu văn bản này.
Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Một thời đại trong thi ca. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Soạn bài Một thời đại trong thi ca – Mẫu 1
Soạn văn Một thời đại trong thi ca chi tiết
I. Tác giả
– Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên.
– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước.
– Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
– Khi còn đi học, ông từng tham gia phong trào yêu nước, bị thực dân Pháp bắt giam.
– Từ những năm 30 của thế kỉ XX, ông bắt đầu viết văn.
– Tháng 8 năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa và làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.
– Sau cách mạng, ông hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hóa cứu quốc ở Huế.
– Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
– Năm 2000, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Một số công trình nghiên cứu: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Có một nền văn hóa Việt Nam (1946), Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du…
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
– Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng hợp một cách sâu sắc phong trào thơ mới.
– Đoạn trích trong SGK thuộc phần cuối của bài tiểu luận.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “muốn rõ đặc sắc mỗi thời đại phải nhìn vào đại thể”: Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.
- Phần 2. Tiếp theo đến “để gửi nỗi băn khoăn riêng”: Tinh thần thơ mới với “cái tôi”
- Phần 3. Còn lại: Sự vận động của thơ mới và cái bi kịch của nó.
3. Tóm tắt
Mở đầu văn bản Hoài Thanh đề cập đến cái khó khăn trên con đường đi tìm tinh thần trong thơ mới. Đồng thời, tác giả nhận diện thơ mới và thơ cũ một cách khái quát nhất. Sau đó là phân tích cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi” cá nhân. Cái “tôi” xuất hiện trở nên xa lạ vì tất cả đã quá quen thuộc với cái “ta” chung. Cái tôi xuất hiện bởi với những cái tên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử… lúc bây giờ cũng đi vào bế tắc, mất niềm tin khi đứng trước bối cảnh thời đại. Những nhà thơ mới họ tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng việt. Họ tìm vào quá khứ, vào dĩ vãng để quên đi hiện tại bi thương.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới
– Đưa ra vấn đề cần bình luận: tinh thần thơ mới.
– Các nhà thơ mới vẫn còn viết những câu gợi hình ảnh thân thuộc muôn thuở của thơ ca truyền thống như Xuân Diệu: “ Người giai nhân: bến đợi dưới cây già/Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”.
– Trong khi đó thơ cũ lại có những câu “nhí nhảnh và lả lơi”: “Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ/Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?”
=> Thời đại nào cũng có những tác phẩm hay, tác phẩm dở.
– Giữa thơ cũ và thơ mới vẫn có sự giao thoa, ảnh hưởng.
– Nguyên tắc nhận diện:
- Không căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.
- Phải căn cứ vào cái đại thể, cái hay của mỗi thời.
=> Cách nhìn nhận của tác giả như vậy là khách quan khoa học và biện chứng.
2. Tinh thần thơ mới với “cái tôi”
– Tinh thần thời xưa – thơ cũ và tinh thần thời nay – thơ mới có thể gom lại trong hai chữ tôi và ta.
– Chữ “tôi” chính là ý thức cá nhân, chữ “ta” là ý thức cộng đồng.
=> Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn tại song song trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Thời trước, “cái ta” lấn át nên “cái tôi” không có cơ hội để nảy nở, còn thời nay “cái tôi” trỗi dậy giành quyền sống tự do.
– Hành trình: chập chững, lạ lâm, bỡ ngỡ: “Nó như lạc loài nơi đất khách”.
3. Sự vận động của thơ mới và cái bi kịch của nó
Chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại “đáng thương” tội nghiệp bởi vì:
- Mất hết cái cốt cách hiện ngay ngày trước.
- Cái tôi đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh bơ vơ, muốn thoát nhưng không được: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, càng đi càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ… Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
- Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại.
Tổng kết:
– Nội dung: Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới”. Lần đầu tiên “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó”, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên “cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” hồi bấy giờ.
– Nghệ thuật: Cách đặt vấn đề ngắn gọn, hệ thống luận điểm chính xác, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, cách dẫn dắt vấn đề tự nhiên, linh hoạt và khéo léo…
Soạn văn Một thời đại trong thi ca ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra các nhận diện như thế nào?
– Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới: ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không được rạch ròi, rõ ràng.
– Cách nhận điện:
- Không căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.
- Phải căn cứ vào cái đại thể, cái hay của mỗi thời.
Câu 2. Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bây giờ là gì?
Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam là “cái tôi” thể hiện quan niệm cá nhân chưa từng có trước đó. Chữ “tôi” đã gửi gắm những bi kịch của thanh niên lúc bấy giờ.
Câu 3. Phân tích vì sao tác nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và “tội nghiệp”.
Cái tôi đáng thương và tội nghiệp vì:
- hết cái cốt cách hiện ngay ngày trước.
- Cái tôi đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh bơ vơ, muốn thoát nhưng không được.
- Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại.
Câu 4. Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách thoát li thực tại để đi tìm mộng tưởng, nhưng cuối cùng lại rơi vào bế tắc.
Câu 5. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú, nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ…)
- Cách đặt vấn đề ngắn gọn.
- Hệ thống luận điểm chính xác, sâu sắc.
- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu.
- Cách dẫn dắt vấn đề tự nhiên, linh hoạt và khéo léo.
- Ngôn ngữ độc đáo, dung dị.
II. Luyện tập
Câu 1. Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?
- Chữ tôi: cá nhân với ý nghĩa tuyệt đối, bộc lộ bản sắc cá nhân.
- Chữ ta: cộng đồng, gắn với cái chung của toàn thể quốc gia, dân tộc.
Câu 2. Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào?
Gửi tất cả bi kịch vào lòng yêu tiếng Việt: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”
Câu 3. Qua bài tiểu luận, anh chị hiểu thêm gì về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời?
– Tâm hồn các nhà thơ lãng mạn đầy bơ vơ, lạc lõng, muốn thoát khỏi thực tại nhưng không được.
– Tình yêu quê hương đất nước thầm kín mà sâu sắc, tha thiết.
Soạn bài Một thời đại trong thi ca – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra các nhận diện như thế nào?
– Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không được rạch ròi, rõ ràng.
– Tác giả đã nêu ra các nhận diện:
- Không căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.
- Phải căn cứ vào cái đại thể, cái hay của mỗi thời.
Câu 2. Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bây giờ là gì?
Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bây giờ là “cái tôi” thể hiện quan niệm cá nhân chưa từng có trước đó. Chữ “tôi” đã gửi gắm những bi kịch của thanh niên lúc bấy giờ.
Câu 3. Phân tích vì sao tác nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và “tội nghiệp”.
Tác nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và “tội nghiệp” vì: Cái tôi đã hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Nó đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh bơ vơ, muốn thoát nhưng không được và thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại.
Câu 4. Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách thoát li thực tại để đi tìm mộng tưởng, nhưng cuối cùng lại rơi vào bế tắc.
Câu 5. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú, nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ…)
- Cách đặt vấn đề ngắn gọn.
- Dẫn dắt vấn đề tinh tế
- Lời văn giàu hình ảnh và chất thơ
II. Luyện tập
Câu 1. Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?
Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ khác nhau: Chữ “tôi” với cá nhân với ý nghĩa tuyệt đối, bộc lộ bản sắc cá nhân; Còn Chữ “ta” với cộng đồng, gắn với cái chung của toàn thể quốc gia, dân tộc.
Câu 2. Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào?
Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ: Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.
Câu 3. Qua bài tiểu luận, anh chị hiểu thêm gì về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời?
Qua bài tiểu luận, chúng ta hiểu thêm về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời: Tâm hồn các của họ đầy bơ vơ và lạc lõng, dù muốn thoát khỏi thực tại nhưng không được. Họ luôn dành cho quê hương, đất nước tình yêu thầm kín mà sâu sắc, tha thiết.
Soạn bài Một thời đại trong thi ca – Mẫu 3
I. Tác giả
Hoài Thanh sinh năm 1909, mất năm 1982. Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên. Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hoài Thanh xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước. Khi còn đi học, ông từng tham gia phong trào yêu nước, bị thực dân Pháp bắt giam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa và làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế. Sau cách mạng, ông hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hóa cứu quốc ở Huế. Hoài Thanh được đánh giá là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 2000, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Một số công trình nghiên cứu: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Có một nền văn hóa Việt Nam (1946), Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du…
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Văn bản “Một thời đại trong thi ca” là bài tiểu luận mở đầu cuốn sách “Thi nhân Việt Nam”, tổng hợp một cách sâu sắc phong trào thơ mới. Đoạn trích trong SGK thuộc phần cuối của bài tiểu luận.
2. Bố cục
- Phần 1. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.
- Phần 2. Tinh thần thơ mới với “cái tôi”
- Phần 3. Sự vận động của thơ mới và cái bi kịch của nó.
3. Tóm tắt
Tác giả đã đề cập đến cái khó khăn trên con đường đi tìm tinh thần trong thơ mới; đồng thời đưa ra những nhận diện thơ mới và thơ cũ một cách khái quát nhất; cuối cùng là phân tích cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi” cá nhân. Cái “tôi” xuất hiện trở nên xa lạ vì tất cả đã quá quen thuộc với cái “ta” chung. Cái tôi xuất hiện bởi với những cái tên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử… lúc bây giờ cũng đi vào bế tắc, mất niềm tin khi đứng trước bối cảnh thời đại. Những nhà thơ mới họ tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng việt. Họ tìm vào quá khứ, vào dĩ vãng để quên đi hiện tại bi thương.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới
– Đưa ra vấn đề cần bình luận: tinh thần thơ mới.
– Các nhà thơ mới vẫn còn viết những câu gợi hình ảnh thân thuộc muôn thuở của thơ ca truyền thống như Xuân Diệu: “ Người giai nhân: bến đợi dưới cây già/Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”.
– Trong khi đó thơ cũ lại có những câu “nhí nhảnh và lả lơi”: “Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ/Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?”
=> Thời đại nào cũng có những tác phẩm hay, tác phẩm dở.
– Giữa thơ cũ và thơ mới vẫn có sự giao thoa, ảnh hưởng.
– Nguyên tắc nhận diện:
- Không căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.
- Phải căn cứ vào cái đại thể, cái hay của mỗi thời.
=> Cách nhìn nhận của tác giả như vậy là khách quan khoa học và biện chứng.
2. Tinh thần thơ mới với “cái tôi”
– Tinh thần thời xưa – thơ cũ và tinh thần thời nay – thơ mới có thể gom lại trong hai chữ tôi và ta.
– Chữ “tôi” chính là ý thức cá nhân, chữ “ta” là ý thức cộng đồng.
=> Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn tại song song trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Thời trước, “cái ta” lấn át nên “cái tôi” không có cơ hội để nảy nở, còn thời nay “cái tôi” trỗi dậy giành quyền sống tự do.
– Hành trình: chập chững, lạ lâm, bỡ ngỡ: “Nó như lạc loài nơi đất khách”.
3. Sự vận động của thơ mới và cái bi kịch của nó
Chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại “đáng thương” tội nghiệp bởi vì:
- Mất hết cái cốt cách hiện ngay ngày trước.
- Cái tôi đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh bơ vơ, muốn thoát nhưng không được: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, càng đi càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ… Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
- Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại.
IV. Tổng kết
– Nội dung: Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới”. Lần đầu tiên “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó”, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên “cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” hồi bấy giờ.
– Nghệ thuật: Cách đặt vấn đề ngắn gọn, hệ thống luận điểm chính xác, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, cách dẫn dắt vấn đề tự nhiên, linh hoạt và khéo léo…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Một thời đại trong thi ca Soạn văn 11 tập 2 tuần 31 (trang 100) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.