Để học sinh có thể củng cố lại kiến thức về thơ và truyện, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện.
Tài liệu sẽ dành cho các bạn học sinh lớp 11. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện – Mẫu 1
I. Thơ
1. Khái lược về thơ
– Thơ là một thể loại văn học vó phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình.
– Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện:
- Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời)
- Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
- Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài…)
– Phân loại thơ theo cách tổ chức:
- Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước)
- Thơ tự do (không theo luật)
- Thơ văn xuôi (câu thơ gần như văn xuôi)
2. Yêu cầu về đọc thơ
– Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
– Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…
– Từ những câu thơ đẹp, ý thơ hay, lời thơ lạ, hình tượng thơ… nhìn lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.
II. Truyện
1. Khái lược về truyện
– Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện (trần thuật) nào đó.
– Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật.
– Truyện có nhiều thể loại khác nhau:
- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.
- Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài…
2. Yêu cầu về đọc truyện
– Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận nội dung, ý nghĩa của truyện.
– Phân tích diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động và kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể.
– Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.
– Xác định giá trị của truyện.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?
- Loại: là phương thức tồn tại chung
- Thể: là sự hiện thực hóa của loại.
Câu 2. Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.
– Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện:
- Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời)
- Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
- Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài…)
– Phân loại thơ theo cách tổ chức:
- Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước)
- Thơ tự do (không theo luật)
- Thơ văn xuôi (câu thơ gần như văn xuôi)
– Yêu cầu về đọc thơ
- Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…
- Từ những câu thơ đẹp, ý thơ hay, lời thơ lạ, hình tượng thơ… nhìn lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.
Câu 3. Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện.
– Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật.
– Truyện có nhiều thể loại khác nhau:
- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.
- Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài…
– Yêu cầu về đọc truyện
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Phân tích diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động và kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể.
- Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.
- Xác định giá trị của truyện.
Tổng kết:
– Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
– Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sau sa trong tâm hồn con người.
IV. Luyện tập
Câu 1. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?
– Nghệ thuật tả cảnh:
- Mùa thu trong bài thơ mang những nét tiêu biểu cho mùa thu của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế.
- Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy.
– Nghệ thuật tả tình: Những chuyển động của không gian góp phần diễn tả tâm trạng nhà thơ. Không gian tĩnh lặng, góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ. Đó chính là nỗi lòng của một con người luôn lo lắng cho đất nước.
– Cách sử dụng từ ngữ: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người.
Câu 2. Nhận xét cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
– Cốt truyện: Không có cốt truyện, toàn bộ câu chuyện kể về tâm trạng của Liên và An về cuộc sống và con người ở một phố huyện nghèo, sự háo hức khi chờ đợi chuyến tàu đêm.
– Nhân vật: Nhân vật của tâm trạng, xuất hiện theo mạch kể thời gian với những diễn biến nội tâm tinh tế.
– Lời kể: Giàu chất thơ nhằm thể hiện những diễn biến tâm trạng tinh tế, sâu sắc.
Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện – Mẫu 2
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?
- Loại: là phương thức tồn tại chung
- Thể: là sự hiện thực hóa của loại.
Câu 2. Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.
– Đặc trưng của thơ:
- Mang nội dung trữ tình
- Có vần điệu, ngôn ngữ hàm súc
- Hình ảnh giàu tính biểu tượng
– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện:
- Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời)
- Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
- Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài…)
– Phân loại thơ theo cách tổ chức:
- Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước)
- Thơ tự do (không theo luật)
- Thơ văn xuôi (câu thơ gần như văn xuôi)
– Yêu cầu về đọc thơ
- Tìm hiểu về tác giả, tập thơ, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
- Cảm nhận bài thơ qua hình ảnh, ngôn ngữ
Câu 3. Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện.
– Đặc trưng của truyện:
- Phản ánh những vấn đề trong đời sống
- Cốt truyện thường mang tính hư cấu
- Nhân vật được khắc họa chi tiết qua nhiều phương diện
- Không bị hạn chế bởi không gian và thời gian
- Ngôn ngữ thường gần gũi với đời sống
– Truyện có nhiều thể loại khác nhau:
- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.
- Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài…
– Yêu cầu về đọc truyện
- Xác định về bối cảnh xã hội hoặc hoàn cảnh sáng tác…
- Phân tích diễn biến cốt truyện
- Phân tích nhân vật trong truyện
- Giá trị, ý nghĩa của truyện
IV. Luyện tập
Câu 1. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?
– Nghệ thuật tả cảnh: Bức tranh thu mang nét đặc trưng của làng quê Việt Nam đồng bằng Bắc bộ hiện lên với sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc.
– Nghệ thuật tả tình: Chuyển động của không gian góp phần diễn tả tâm trạng nhà thơ. Không gian tĩnh lặng diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh.
– Cách sử dụng từ ngữ: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng và sử dụng các biện pháp tu từ.
Câu 2. Nhận xét cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- Cốt truyện: Không có cốt truyện, chỉ là diễn biến tâm trạng của Liên và An.
- Nhân vật: Khai thác nội tâm nhân vật với những diễn biến tinh tế, cảm xúc.
- Lời kể: Giàu chất thơ, giọng điệu tâm tình và giàu cảm xúc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện Soạn văn 11 tập 1 tuần 13 (trang 133) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.