pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 12 sách Kết nối tri thức tập 2

Tháng 5 3, 2024 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 12 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Pgdphurieng.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tục ngữ là kho tàng tri thức của nhân loại. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Một số câu tục ngữ Việt Nam.

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

Nội dung của tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về tục ngữ. Mời tham khảo chi tiết ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
    • Trước khi đọc
    • Đọc văn bản
    • Sau khi đọc

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

Trước khi đọc

Câu 1. Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Hãy giải thích việc em dùng tục ngữ trong trường hợp đó.

Việc sử dụng tục ngữ với mục đích đưa ra một bài học đúc kết được. Ví dụ như sau một trò chơi tập thể, chúng ta rút ra bài học: Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 2. Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Việc dùng tục ngữ giúp đúc kết những kinh nghiệm, bài học một cách ngắn gọn, hàm súc.

Đọc văn bản

Câu 1. Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.

Tham Khảo Thêm:   Đoạn văn nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa (4 mẫu) Bài tập Tết Tiếng Việt lớp 4

Chủ đề gồm: thiên nhiên, lao động và con người

Câu 2. Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.

Ngắn gọn, cân đối, có vần điệu.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

  • Số tiếng: Từ 5 đến 10 tiếng.
  • Nhận xét: Tục ngữ rất ngắn gọn

Câu 2. Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

  • Các câu có gieo vần: 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10, 13.
  • Tác dụng: Giúp cho câu tục ngữ có nhịp điệu, dễ thuộc dễ nhớ.

Câu 3. Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

– Câu tục ngữ có hình thức của thể thơ lục bát:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

– Câu tục ngữ tương tự:

Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

*

Ao sâu ruộng đất bề bề
Không bằng tinh xảo một nghề trong tay

Câu 4. Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

– Tính chất cân đối:

  • Hai vế câu cân đối về số tiếng (Nắng chóng trưa, mưa chóng tối)
  • Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới)
Tham Khảo Thêm:   Sinh học 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Giải Sinh 10 trang 109 sách Cánh diều

– Tác dụng: Tạo sự đăng đối, nhịp nhàng và giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ đọc dễ nhớ.

Câu 5. Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

  • Thiên nhiên: 1, 2, 3, 4 và 5
  • Lao động sản xuất: 6, 7 và 8
  • Con người: 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15

Câu 6. Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

  • Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp:1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13
  • Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: 4, 9, 10, 14, 15

Câu 7. Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

  • Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.
  • Chúng ta phải học tập những điều tốt đẹp ở cả thầy cô, lẫn bạn bè để hoàn thiện bản thân.

Câu 8. Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Những câu tục ngữ đúc rút những bài học kinh nghiệm trong thực tế, rất cần thiết với con người dù trong bất cứ thời đại nào.

Viết kết nối với đọc

Hãy ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 – 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Tham Khảo Thêm:   Tổng hợp code Hầu Ca Đi Đâu Đấy và cách nhập

Gợi ý:

Mẫu 1

Hôm nay, lớp tôi có giờ học môn Ngữ văn. Nội dung bài học tìm hiểu về tục ngữ. Cô giáo liền đặt ra câu hỏi:

– Bạn nào hãy cho cô biết ý nghĩa của câu tục ngữ “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”?

Bạn Lan đã xung phong trả lời:

– Thưa cô, câu tục ngữ trên có ý nghĩa là muốn thành thạo, làm tốt công việc thì phải không ngại học hỏi, cố gắng rèn luyện ạ!

Mẫu 2

Buổi tối, cả nhà vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Bố đã hỏi anh Hùng về dự định sau khi tốt nghiệp cấp ba.

– Hùng này, con muốn đi học nghề hay thi đại học?

Anh Hùng suy nghĩ một lúc, rồi nói:

– Bố mẹ ơi, con muốn học nghề sửa chữa ô tô. Nhưng nghề đó khó học quá ạ!

Bố liền mỉm cười rồi nói với anh:

– Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi con ạ. Muốn thành công thì cần phải kiên trì và cố gắng con ạ!

Nghe lời động viên, anh Hùng vui vẻ đáp:

– Dạ vâng, con sẽ cố gắng ạ!

Xem thêm: Cuộc đối thoại có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề chớ nề học hỏi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 12 sách Kết nối tri thức tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Bài Viết Liên Quan

Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 15 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 13 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Previous Post: « Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ” Những bài văn hay lớp 11
Next Post: Soạn bài Ôn tập học kì I – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 131 sách Kết nối tri thức tập 1 »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub