Đoạn Lẽ ghét thương trích trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Lẽ ghét thương.
Tài liệu tham khảo sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ trước khi đến lớp. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Lẽ ghét thương – Mẫu 1
Soạn bài Lẽ ghét thương chi tiết
I. Tác giả
– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.
– Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
– Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ như bàn bạc việc đánh giặc hay sáng tác văn học để khích lệ tinh thần nhân dân. – Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi Nam Kỳ bị giặc chiếm, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre).
– Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu truyền bá đạo lý làm người và cổ vũ tinh thần yêu nước.
– Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– “Truyện Lục Vân Tiên” được sáng tác vào khoảng đầu những năm năm mươi của thế kỉ XIX.
– Truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì.
2. Thể loại
– Truyện thơ Nôm
– Có nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản thường dùng hiện nay có 2082 câu thơ.
3. Vị trí đoạn trích
– Đoạn trích “Lẽ ghét thương” từ câu 473 đến câu 504 của “Truyện Lục Vân Tiên”.
– Nội dung: Đoạn trích kể lại cuộc đối thoại của ông Quán với bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng nhau uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.
4. Bố cục đoạn trích
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”. Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân”. Ông Quán bàn luận về “ghét”.
- Phần 3. Còn lại. Ông Quán bàn luận về “thương”.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên
– Ông Quán: am tường kinh sử, yêu ghét phân minh và quặn lòng với những kẻ làm băng hoại xã hội, đau khổ dân lành.
– “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: Biết ghét là vì biết thương. Vì thương dân nên ghét những kẻ làm hại dân.
– Lục Vân Tiên: “Trong đục chưa tường/Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào”: Mong muốn hiểu rõ hơn về lẽ ghét thương.
2. Ông Quán bàn luận về “ghét”
– Ghét thế lực cầm quyền bạo tàn:
- Đời Kiệt, Trụ mê dâm khiến dân sa hầm sẩy hang
- Đời U, Lệ đa đoan khiến dân lầm than
- Đời Ngũ bá phân vân khiến dân nhọc nhằn
- Đời thúc quý phân băng làm rối dân.
=> Bộc lộ lòng căm ghét những tên vua dâm ác, tham tàn, bạo ngược, những kẻ đã gây ra hệ lụy chiến tranh, loạn lạc và bộc lộ lòng xót thương sâu sắc đối với người dân vô tội phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều.
3. Ông Quán bàn luận về “thương”
– Khi bàn về lẽ thương, ông hướng về những con người cụ thể:
- Khổng Tử: lận đận.
- Gia Cát: tài đức mà mệnh yểu.
- Nhan Tử: mưu lược tài ba nhưng không gặp thời.
- Đồng Tử: tài cao học rộng nhưng không được tin dùng.
- Nguyên Lượng: thơ văn lỗi lạc, học rộng, từ quan ở ẩn.
- Hàn Dũ: ngay thẳng mà mang họa.
- Liêm, Trạc: Triết gia không được trọng dụng, lui về dạy học.
=> Họ là những người có tài năng, chí hướng giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt được sở nguyện.
– Tấm lòng của nhà thơ: “Xem qua kinh mấy lần thi cử/Nửa phần lại ghét nửa phần thương”.
Tổng kết:
- Nội dung: Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nghệ thuật: Lời thơ mộc mạc, chân chất; sử dụng các biện pháp tu từ…
Soạn bài Lẽ ghét thương ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu?
– Điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét: dâm ác, tàn bạo, ăn chơi trác táng mà không chăm lo đến đời sống nhân dân.
– Điểm chung những con người mà ông Quán thương: tài năng, đức độ, có chí muốn hành đạo giúp đời.
– Cơ sở của lẽ ghét thương: xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân, mong nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Câu 2. Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ?
- Bài thơ đã lặp lại tới 12 từ “ghét” và 12 từ “thương”. Cùng với đó là sự đối lập: “ghét – thương”: ghét ghét – thương thương; hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; lại ghét – lại thương”.
- Từ đó cho thấy ghét là cội nguồn của thương, vì căm ghét thế lực bạo tàn nên mới thương nhân dân. Đối với tác giả đó là hai cảm xúc đối lập, phân minh.
Câu 3. Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Sự phân minh trong cảm xúc của tác giả. Càng yêu thương nhân dân, những người có tài năng đạo đức lại càng căm ghét những kẻ quyền thế mà tàn bạo, ngang ngược.
II. Luyện tập
Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.
Gợi ý:
Khi đọc Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu, chắc hắn người đọc sẽ ấn tượng với câu thơ kết thúc:
“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”
Đây là câu có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn trích. Ý nghĩa của câu thơ này muốn lí giải căn nguyên của lòng thương, cũng xuất phát từ sự ghét. Bởi nhà thơ có căm ghét những kẻ cầm quyền tàn bạo, độc ác đã thì mới thấy yêu thương nhân dân. Câu thơ gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc.
Soạn bài Lẽ ghét thương – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu?
– Những đời vua mà ông Quán ghét: Đời Kiệt, Trụ mê dâm; Đời U, Lệ đa đoan; Đời Ngũ bá phân vân; Đời Thúc quý phân băng
=> Điểm chung: dâm ác, tàn bạo, ăn chơi trác táng mà không chăm lo đến đời sống nhân dân.
– Những con người mà ông Quán thương: thầy Nhan Tử dở dang; ông Gia Cát tài lành; thầy Đồng tử cao xa; người Nguyên Lượng bùi ngùi; ông Hàn Dũ chẳng may,
=> Điểm chung: tài năng, đức độ, có chí muốn hành đạo giúp đời.
– Cơ sở của lẽ ghét thương: xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân, mong nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Câu 2. Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ?
– Cách dùng phép điệp và phép đối:
- Phép điệp: 12 từ “ghét” và 12 từ “thương”.
- Phép đối: “ghét – thương”: ghét ghét – thương thương; hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; lại ghét – lại thương”.
– Giá trị nghệ thuật: Nhấn mạnh vào cội nguồn của lẽ ghét – thương, vì căm ghét thế lực bạo tàn nên mới thương nhân dân. Đối với tác giả đó là hai cảm xúc đối lập, phân minh.
Câu 3. Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Biểu hiện của sự phân minh rõ ràng trong cảm xúc của tác giả. Càng yêu thương nhân dân, những người có tài năng đạo đức lại càng căm ghét những kẻ quyền thế mà tàn bạo, ngang ngược.
II. Luyện tập
Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.
Gợi ý:
– Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của cả đoạn: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
– Đoạn văn trình bày cảm nhận:
Trong văn bản “Lẽ ghét thương”, người đọc sẽ ấn tượng nhất với câu thơ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Đây là câu có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn trích. Chỉ với tám chữ, nhưng tác giả đã lí giải rõ ràng căn nguyên của hai thái độ “ghét – thương”. Lòng thương, cũng xuất phát từ sự ghét. Có căm ghét những kẻ cầm quyền tàn bạo, độc ác đã thì mới thấy yêu thương nhân dân.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Lẽ ghét thương Soạn văn 11 tập 1 tuần 5 (trang 45) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.