Soạn bài Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần không chỉ là truyền thuyết” Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc khi chuẩn bị bài.
Cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được Pgdphurieng.edu.vn đăng tải ngay sau đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần không chỉ là truyền thuyết”
Trước khi đọc
Bạn đã biết gì về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy? Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết ấy gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thuộc thể loại truyền thuyết.
- Hình ảnh nỏ thần gợi suy nghĩ về tinh thần, ý chí chống giặc ngoại xâm của vua An Dương Vương.
Đọc văn bản
Câu 1. Dựa trên nhan đề, bạn dự đoán văn bản sẽ trình bày nội dung gì?
Hướng dẫn giải:
Dự đoán nội dung đề cập: khuôn đúc đồng, chiếc nỏ thần, An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy.
Câu 2. Bạn hiểu từ “độc bản” trong đoạn văn này như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa của từ “độc bản”: tồn tại một bản duy nhất
Câu 3. Người viết trình bày thông tin này với mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
Mục đích: đề cao giá trị bộ sưu tập khuôn khắc chữ Hán khai quật được và bản dập chữ Hán.
Sau khi đọc
Câu 1. Xác định các thông tin chính của văn bản. Văn bản đã sử dụng (những) kiểu bố cục nào để trình bày thông tin?
Hướng dẫn giải:
– Các thông tin chính của văn bản:
– “Nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa… lịch sử dân tộc”: giới thiệu nơi trưng bày bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa.
– “Những bảo vật này được phát hiện… tạm dịch là “Người””: hoàn cảnh phát hiện bộ sưu tập và mô tả chi tiết một số hiện vật trong bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa.
– “Ông Hoàng Công Huy… Bảo vật quốc gia”: giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa.
– “Hàng nghìn di vật mũi tên đồng… cùng lúc nhiều mũi tên là có thật”: khẳng định sự tồn tại có thật của “nỏ thần” trong lịch sử.
– Văn bản đã sử dụng kiểu bố cục: phân loại từng đối tượng, quan hệ nhân quả
Câu 2. Trong các thông tin chính của văn bản, người viết chọn (những) thông tin nào để trình bày chi tiết? Từ đó, nhận xét về cách chọn lọc thông tin của văn bản.
Hướng dẫn giải:
– Chọn trình bày những thông tin miêu tả chi tiết về hình đáng, hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa.
– Đánh giá về cách chọn lọc thông tin: phù hợp với mục đích của văn bản
Câu 3. Xác định loại dữ liệu được sử dụng trong phần văn bản: “Ông Hoàng Công Huy – lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cổ Loa … Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2283/QĐ-TTg”. Loại dữ liệu ấy giữ vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản?
Hướng dẫn giải:
– Loại dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn:
- Nội dung phỏng vấn ông Hoàng Công Huy – lãnh đạo Ban quản lí Khu di tích Cổ Loa
- Quyết định số 2283/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận khuôn đúc đồng Cổ Loa được công nhận là Bảo vật Quốc gia: dữ liệu sơ cấp.
– Vai trò: tăng độ tin cậy, chính xác cao
Câu 4. Hãy đánh giá về tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin được trình bày trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
– Dữ liệu có tính mới mẻ, cập nhật
– Dữ liệu, thông tin được trình bày có tính thuyết phục và độ tin cậy cao
Câu 5. So sánh hiệu quả biểu đạt của văn bản trong hai trường hợp: có sử dụng hình minh họa (Hình 3) và không sử dụng hình ảnh.
Câu 6. Qua văn bản, người viết đã thể hiện thái độ như thế nào đối với văn hóa dân tộc? Thái độ ấy gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì?
Câu 7. Tìm đọc truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy . Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần không chỉ là truyền thuyết” Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 87 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.