Soạn bài Hương làng sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về so sánh, viết thư thăm bạn trang 20, 21, 22, 23 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 2: Hương làng – Bài 12: Đồng quê yêu dấu của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Soạn bài phần Đọc: Hương làng
Đọc hiểu
Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?
Trả lời:
Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.
Câu 2: Tìm những từ ngữ trong bài văn tả hương thơm của hoa, lá.
Trả lời:
Những từ ngữ tả hương thơm hoa, lá là: thoảng nhẹ, thơm lạ lùng, thơm nồng nàn, đượm mùi thơm.
Câu 3: Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào?
Trả lời:
Ngày mùa, làng quê tác giả có hương thơm của cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
Câu 4: Theo em, vì sao bài văn có tên là Hương làng?
Trả lời:
Bài văn có tên là Hương làng vì làng quê tác giả luôn có những làn hương mộc mạc, quen thuộc, chân chất.
Luyện tập
Câu 1: Đọc câu sau và hoàn chỉnh sơ đồ so sánh ở bên dưới:
Tôi cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê những mùi thơm ấy, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra.
Trả lời:
Hoạt động 1: hít thở những mùi thơm ấy
Từ so sánh: giống như
Hoạt động 2: hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra.
Câu 2: Tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ sau:
a) Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.
VŨ TÚ NAM
b) Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
PHẠM HỔ
c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.
BÙI HIỂN
Trả lời:
a) Lượn lờ đờ so sánh với trôi trong nắng.
b) Chạy so sánh với lăn tròn
c) Chồm lên hụp xuống so sánh với nô giỡn.
Soạn bài phần Viết: Viết thư thăm bạn
Câu 1: Đọc bức thư sau và trao đổi:
a) Quỳnh Ngọc viết thư cho ai? Dòng đầu bức thư, bạn ấy viết gì?
b) Quỳnh Ngọc hỏi thăm bạn về điều gì, kể với bạn những gì?
c) Cuối bức thư, Quỳnh Ngọc viết gì?
Trả lời:
a) Quỳnh Ngọc viết thư cho Hà, Dòng đầu thư viết ngày tháng năm, Hà thân mến.
b) Hỏi thăm bạn về trường mới, về gia đình bạn, kể cho bạn nghe về những thay đổi ở quê.
c) Cuối thư Ngọc chúc hà học giỏi, và chờ thư Hà.
Câu 2: Hãy đóng vai bạn Hà, viết một bức thư trả lời Quỳnh Ngọc.
Trả lời:
Đồng Nai, ngày… tháng… năm…
Quỳnh Ngọc thân mến!
Mình rất vui khi nhận được thư của bạn. Mình cũng rất nhớ bạn. Mình đang dần quen với trường mới. Ở đây mọi người rất hòa đồng và đáng mến. Thầy cô giáo cùng các bạn mới đều rất thân thiện và tốt bụng. Nghe cậu kể về quê mình thay đổi mà mình mong nhanh chóng được về quê hơn. Khi nào nghỉ hè, mình sẽ về và chúng mình cùng đi chơi nhé.
Mình chúc Quỳnh Ngọc thật nhiều sức khỏe và học thật giỏi.
Mình chờ thư của bạn.
Hà
Thanh Hà
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Hương làng (trang 20) Bài 12: Đồng quê yêu dấu – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.