Tài liệu Soạn văn 12: Hạnh phúc của một tang gia, sẽ hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn.
Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia
1. Chuẩn bị
– Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo.
– Ông quê ở làng Hảo (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
– Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Vũ Trọng Phụng đi làm kiếm sống nhưng chẳng được bao lâu thì mất việc. Từ đó, ông sống chật vật bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp.
– Khoảng từ 1937 – 1938, ông mặc bệnh lao nhưng lại không có điều kiện để chữa chạy.
– Đến năm 1939, Vũ Trọng Phụng mất tại Hà Nội.
– Ông được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc” với những tác phẩm như:
- Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936).
- Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938)…
– Các tác phẩm của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Ý nghĩ của mọi người trong tang gia như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩ của mọi người: cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm
Câu 2. Mọi người trong tang gia đã “bối rối” ra sao?
Hướng dẫn giải:
Ai cũng sốt ruột, lo lắng
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hãy cho biết mối liên hệ giữa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia và tình huống truyện.
Hướng dẫn giải:
– Hạnh phúc: trạng thái thuộc về tinh thần, là niềm vui sướng khi con người đạt được những mong muốn, mục tiêu trong cuộc sống.
– Tang gia: gia đình có người mất, gắn với trạng thái buồn bã, đau đớn.
=> “Hạnh phúc của một tang gia” đã nêu rõ một mâu thuẫn: gia đình có người mất mà lại cảm thấy hạnh phúc. Chính mâu thuẫn này đã trở thành tình huống trào phúng của đoạn trích. Tiếng cười bi hài được tạo ra không chỉ phê phán một gia đình trong truyện, mà còn phê phán cả xã hội lố lăng, kệch cỡm đương thời.
Câu 2. Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia như thế nào? Theo em, tác giả đã phản ánh được điều gì về tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ?
Hướng dẫn giải:
– Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia:
- Cụ Hồng (con trai): nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mấu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”. Niềm sung sướng vì được diễn trò già yếu trước mắt mọi người.
- Văn Minh (cháu trai): cái chúc thư kia sẽ vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa.
- Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ khi có dịp lăng xê những mốt trang phục mới của cửa hiệu.
- Ông Phán mọc sừng (cháu rể): sung sướng khi được chia thêm một số tiền là vài nghìn đồng.
- Cô Tuyết (cháu gái): được mặc bộ trang phục ngây thơ để khoe với thiên hạ mình vẫn còn trong trắng.
- Cậu Tú Tân (cháu trai): sung sướng vì có dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không dùng đến.
– Tác giả đã phản ánh được sự vô cảm của những người thân trong gia đình cụ cố Hồng, một xã hội mà đạo đức đã xuống cấp.
Câu 3. Quá trình đưa tang được tác giả quan sát và miêu tả như thế nào? Chỉ rõ những biểu hiện của phong cách hiện thực được thể hiện qua cách quan sát, miêu tả đó.
Quá trình đưa tang được tác giả quan sát từ bao quát đến cận cạnh. Tác giả miêu tả như sau:
– Tả bao quát đám ma khi đang đi trên đường:
- Kết hợp theo cả lối Ta, Tàu, Tây.
- Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối.
- Vài trăm người đi đưa.
- Cậu tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ chậm chạp, nhốn nháo.
– Tả cận cảnh:
- Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, nhưng sự thật là đang thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may…
- Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
Câu 4. Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Gợi ý: cách đặt nhan đề, tạo tình huống mâu thuẫn, cách tác giả sử dụng từ ngữ, so sánh, đặt câu và sử dụng giọng điệu,…).
Câu 5. Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?
Câu 6. Em thích nhất chi tiết nghệ thuật nào trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia ? Vì sao?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 35 sách Cánh diều tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.