Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn 7. Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Đường vào trung tâm vũ trụ, rất hữu ích và cần thiết.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ
Trước khi đọc
Câu 1. Nêu hiểu biết của em về hệ Mặt Trời.
Hệ Mặt Trời là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các hành tinh khác quay xung quanh (trong đó có Trái Đất).
Câu 2. Tìm đọc và trình bày trước lớp một vài thông tin cơ bản về người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ.
Người đầu tiên trên thế giới du hành vào vũ trụ, đó là phi công-phi hành gia Yuri Gagarin người Nga.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Câu chuyện xảy ra trong những không gian nào? Em hãy kể tóm tắt những diễn biến chính của câu chuyện.
– Không gian: Trong rừng, một bảo tàng dưới chân núi – nơi trưng bày bức tượng Nhân Sư quý giá.
– Tóm tắt: “Tôi” và Thần Đồng cùng con ngựa Thần Thoại đang ở một bảo tàng dưới chân núi – nơi trưng bày bức tượng Nhân Sư quý giá. Trời tối, họ đột nhập vào đền thờ thần A-pô-lô. Thần Đồng ngã xuống một cái hố, khám phá ra cơ quan bí ẩn. Sau đó, Thần Đồng đi cùng Thần Thoại lấy đá Ôm-phe-lốt ở bảo tàng về. Họ phát hiện ra “rốn của vũ trụ” và khám phá ra nhiều điều thú vị.
Xem thêm: Câu chuyện xảy ra trong những không gian nào?
Câu 2. Kể tên các nhân vật xuất hiện trong văn bản và nêu ấn tượng của em về một nhân vật dị thường trong số đó.
Các nhân vật gồm có: “tôi”, Thần Đồng và con ngựa Thần Thoại, chuồn chuồn khổng lồ, khủng long Spi-nô-sô-rớt E-gip-ti-cớt, người cá.
Nhân vật ấn tượng: Con ngựa Thần Thoại do Thần Đồng tạo ra bằng cách lấy các thông số gen của thiên nga cấy ghép vào phôi ngựa, khiến nó có thể bay được.
Câu 3. Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất như thế nào?
Tâm Trái Đất giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất.
Câu 4. “Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào?
“Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian: Thời kì cổ đại.
Câu 5. Em hãy hình dung không gian thảo nguyên ở cuối văn bản, tiếp tục tưởng tượng thêm những loài sinh vật kì lạ sống ở đó và miêu tả bằng lời của mình.
Chúng tôi tiếp tục đi về phía trước. Thật kì diệu, trước mắt tôi là một cánh đồng hoa bồ công anh rộng lớn. Khi tôi chạm vào một bông hoa, chúng bất ngờ bay lên, rồi xuất hiện với một hình dáng kì lạ…
Câu 6. Em có thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập tới trong văn bản không? Em suy nghĩ gì nếu công nghệ gen đó trở thành hiện thực?
Ý tưởng về công nghệ gen được đề cập tới trong văn bản khá thú vị. Nếu công nghệ gen trở thành hiện thực, con người sẽ có thể tạo ra được nhiều điều phi thường hơn, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với những hậu quả khó lường.
Viết kết nối với đọc
Hãy tưởng tượng em sở hữu phát minh “bước nhảy không gian”. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể về không gian em định tới (không gian vũ trụ, Tâm Trái Đất hoặc các hành tinh khác).
Gợi ý:
Mẫu 1
Khi tôi sở hữu phát minh “bước nhảy không gian”, tôi muốn đến khám phá sao Thổ. Trong hệ Mặt Trời, sao Thổ là hành tinh thứ sáu. Còn trong chiêm tinh, sao Thổ đại diện cho những ranh giới, giới hạn và kết tinh. Một chu kì của sao Thổ là gần ba mươi năm tương ứng với sự trưởng thành của mỗi người. Nhờ có phát minh này, tôi có thể kiểm chứng được những kiến thức mà mình đã tìm hiểu trong sách báo. Không chỉ vậy tôi còn được tận mắt thấy mọi thứ thuộc về hành tinh này. “Bước nhảy không gian” quả là một phát minh tuyệt vời.
Mẫu 2
Nếu như em sở hữu phát minh “bước nhảy không gian”, em rất muốn được tới sao hỏa. Đây là một trong những hành tinh thuộc thuộc hệ Mặt Trời. Em đã đọc được rất nhiều thông tin trên sách báo về sao Hỏa. Một trong những thông tin thú vị nhất là sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ. Bề mặt có màu đỏ là vì đá và đất của sao Hỏa chứa một lượng nhỏ sắt đã bị gỉ sét theo thời gian. Khi đặt chân lên hành tinh này, em có thể kiểm chứng được những kiến thức mà mình đã tìm hiểu.
Xem thêm: Viết đoạn văn kể về không gian em định tới
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 35 sách Kết nối tri thức tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.