Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Vì vậy, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Đồng chí, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Đồng chí
Trước khi đọc
Câu 1. Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học những thể thơ nào? Đọc một bài thơ thuộc thể thơ đó.
- Những thể thơ đã được học: lục bát, bốn chữ, năm chữ, tự do.
- Một số bài thơ như: Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con,…
Câu 2. Nêu tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh mà em đã học, đã đọc.
Một số bài như: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật),…
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đồng chí?
– Số tiếng trong một dòng: không bằng nhau (có dòng bảy tiếng, có dòng tám tiếng, có dòng sau tiếng, lại có dòng chỉ hai tiếng,…)
– Số dòng trong mỗi khổ: không đều nhau
– Bài thơ gieo vần chân, vần liền: đá – lạ, nhau – đầu, kỉ – chí, cày – lay, vá – giày, tay – chân,…; vần chân phối hợp với vần lưng: vai – vài,…
– Nhịp thơ: ngắt nhịp linh hoạt, nhịp 3/4 (Quê hương anh/nước mặn đồng chua), nhịp 4/4 (Đêm rét chung chăn/thành đôi tri kỉ),…
Câu 2. Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc qua các tác phẩm của bài thơ.
– Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Đồng chí!”. Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”. Biểu hiện của tình đồng chí.
- Phần 3. Còn lại. Biểu tượng của tinh thần đồng chí.
– Mạch cảm xúc được bắt nguồn từ cơ sở hình thành tình đồng chí, phát triển thành niềm xúc động trước biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
Câu 3. Bài thơ là lời tâm tình của ai với ai? Theo em, việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy có ý nghĩa gì?
Bài thơ là lời tâm tình của người lính với những người đồng chí, đồng đội. Việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy đã giúp nhà thơ thể hiện được một cách sâu kín, chân thực nhất và cảm động nhất tình cảm đồng chí, đồng đội bởi vì đó là tiếng nói của người trong cuộc, cùng đồng cam cộng khổ trong gian khó.
Câu 4. Qua sáu câu thơ đầu, em biết được gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính? Xác định và nêu ý nghĩa của những hình ảnh có tác dụng làm nổi bật tình cảm đó.
– Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính:
- “Anh” ra đi từ vùng “nước mặn đồng chua” còn “tôi” từ miền “đất cày lên sỏi đá”.
- Hai miền đất xa nhau và “đôi người xa lạ” nhưng cùng giống nhau ở cái “nghèo”.
- Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: Họ là những người nông dân nghèo.
– Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:
- Họ vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng.
- “Súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ.
- Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.
– Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:
- Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải “chung chăn”.
- Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành “đôi tri kỷ”.
Câu 5. Dòng thứ bảy có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện mạnh cảm xúc của bài thơ?
– Dòng thứ bảy của bài thơ chỉ có hai tiếng: “Đồng chí”, kết thúc câu bởi dấu chấm than.
– Câu thơ như một dấu gạch nối mở đầu giữa mạch cảm xúc của bài thơ: Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ “đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Hai tiếng: “Đồng chí!” cất lên nghe đầy trân trọng và yêu mến. Đó chính là lời khẳng định cho tình cảm của những người lính trong những năm tháng chiến đấu gian khổ mà tự hào.
Câu 6. Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay .
Câu 7. Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ
Câu 8. Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tinh đồng chí được thể hiện trong bài thơ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đồng chí Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 38 sách Kết nối tri thức tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.