Đến với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ về đất nước. Tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Đoàn thuyền đánh cá. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 1
Soạn văn Đoàn thuyền đánh cá chi tiết
I. Tác giả
– Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận.
– Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.
– Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…
– Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.
– Một số tác phẩm:
- Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
- Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
– Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống.
– Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Phần 3. Còn lại: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
* Khổ thơ thứ nhất:
– Hai câu đầu: Hình ảnh thiên nhiên trên biển lúc hoàng hôn.
- Hình ảnh so sánh “mặt trời xuống biển” với “hòn lửa”: màu sắc đỏ rực và hình dạng tròn đầy của mặt trời – gơi thời gian của hoàng hôn.
- Hình ảnh nhân hóa: không gian đại dương là một căn nhà rộng lớn, ở đó màn đêm là cánh cửa, sóng biển chính là then cài.
=> Thiên nhiên bắt đầu thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ trạng thái bình yên.
– Hai câu sau: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá lúc ra khơi.
- “Đoàn thuyền”: không chỉ là một con thuyền, mà là cả một đoàn – một tập thể đông đảo cùng nhau ra khơi.
- “lại ra khơi”: cho thấy đây là công việc đã quá quen thuộc với họ.
- “Câu hát căng buồm”: hình ảnh những người lao động cùng nhau cất vang tiếng hát, tạo ra một nguồn sức mạnh như gió đẩy con thuyền ra khơi.
=> Khi vạn vật bắt đầu nghỉ ngơi, những người ngư dân mới bắt đầu hành trình lao động của mình.
* Khổ thơ thứ hai: Nội dung câu hát của những người dân miền biển.
– “Cá bạc, cá thu”: gợi sự trù phú, giàu có của biển cá, đại dương.
– “biển Đông lặng”: mong muốn biển yên bình để công việc đánh cá diễn ra thuận lợi.
– “cá thu biển Đông như đoàn thoi”: từng đàn cá lao trên mặt nước nhiều đến nỗi giống như con thoi.
– Chúng “đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng” : biện pháp nhân hóa tạo ra nhiều màu sắc chuyển động.
– Câu thơ cuối cùng “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”: vừa là lời kêu gọi, vừa là mong ước của những người ngư dân về một vụ cá bội thu.
2. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
* Khổ thơ thứ ba: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
– Nghệ thuật ẩn dụ “thuyền ta lái gió với buồm trăng”: thiên nhiên, con người dường như hòa hợp lại làm một.
– Nghệ thuật phóng đại “lướt giữa mây cao với biển bằng”: con thuyền giống như một tấm ván khổng lồ đang lướt giữa không gian bao la, rộng lớn – tầm vóc vũ trụ.
– Công việc lao động diễn ra ngay trong đêm: Ra đậu dặm xa dò bụng biển – mặc dù trong đêm tối, ngư dân vẫn miệt mài với công việc đánh cá của mình.
– “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”: Đánh cá dường như trở thành đánh trận, mà con người phải sử dụng mưu trí tạo ra thế trận để đánh bại thiên nhiên.
* Khổ 4: Cảnh biển vào ban đêm
– Huy Cận đã liệt kê ra một loạt các loài cá quý hiếm của biển cả: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song – cho thấy sự giàu có của biển cả.
– Hình ảnh “lấp lánh đuốc đen hồng” gợi ra màu sắc của loài ca song.
– “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”: ánh trăng in bóng dưới mặt biển, những con cá quẫy đuôi làm sóng sánh ánh trăng vàng.
– “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”: màn đêm giống như một sinh mệnh, có sự sống.
* Khổ 5: Tinh thần lao động của người dân chài
– Công việc lao động nặng nhọc bỗng trở nên vui tươi hơn nhờ lời ca, tiếng hát.
– Sự biết ơn dành cho biển cả: “biển cho ta cá như lòng mẹ” – biển êm đềm, nuôi lớn biết bao người dân miền biển.
* Khổ 6: Cảnh thu hoạch cá
– Khi kéo lưới cũng là lúc trời vừa hửng sáng – lao động suốt đêm nhưng vẫn không biết mệt mỏi.
– Hình ảnh “tay kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Hình ảnh những cánh tay khỏe mạnh đang kéo những chiếc lưới đầy cá – thành quả lao động của người dân chài.
– “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”: khi công việc thu hoạch cá vừa xong cũng là lúc vừa rạng đông.
3. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về
– “Câu hát căng buồm với gió khơi”: người dân lại cất cao lời ca tiếng hát, nhưng đó là những câu hát về một vụ mùa bội thu.
– “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”: đoàn thuyết đang lướt sóng trở về giống như đang chạy đua với thời gian.
– “Mặt trời đội biển nhô màu mới”: hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ.
– “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”: niềm tin hướng về cuộc sống tương lai tốt đẹp.
Tổng kết:
– Nội dung: Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ, đất nước.
– Nghệ thuật: hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, phong phú; âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan.
Soạn văn Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Hãy nêu không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ.
* Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Phần 3. Còn lại: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
* Không gian và thời gian:
– Không gian: biển cả mênh mông rộng lớn với bầu trời, mặt biển…
– Thời gian: từ khi hoàng hôn cho đến lúc màn đêm buông xuống và sau đó là lúc bình minh của ngày mới.
Câu 2. Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ.
– Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong một không gian rộng lớn của biển cả, đất trời.
– Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ bằng nhiều biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh và nhân hóa: cho thấy sự phong phú, giàu có và đẹp đẽ của biển cả.
Câu 3. Em hãy chọn phân tích một hình ảnh đặc sắc trong các khổ 1, 3, 4, 7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả có gì nổi bật?
– Khổ 1: Hình ảnh so sánh “mặt trời xuống biển” với “hòn lửa”: màu sắc đỏ rực và hình dạng tròn đầy của mặt trời – gơi thời gian của hoàng hôn.
– Khổ 3: “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”: Đánh cá dường như trở thành đánh trận, mà con người phải sử dụng mưu trí tạo ra thế trận để đánh bại thiên nhiên.
– Khổ 4: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”: màn đêm giống như một sinh mệnh, có sự sống.
– Khổ 7: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”: niềm tin hướng về cuộc sống tương lai tốt đẹp.
=> Bút phát xây dựng của tác giả có điểm nổi bật: sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng sáng tạo, độc đáo, nhiều so sánh thú vị, thủ pháp phóng đại được sử dụng hợp lí.
Câu 4. Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài hát cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ như thế nào?
– Đây là khúc ca lao động mà nhà thơ viết thay cho những người ngư dân.
– Âm hưởng, giọng điệu của bài thơ: vui tươi, khỏe khoắn và hào hùng lạc quan.
– Thể thơ bảy chữ, cách gieo vần và nhịp thơ linh hoạt đã góp phần tạo cho bài thơ âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi.
II. Luyện tập
Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ.
Gợi ý:
* Khổ thơ đầu:
1. Mở bài
– Huy Cận được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
– “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông.
– Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh đoàn thuyền ra khơi lúc chiều tà.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời
– Năm 1958, trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ tại Hồng Gia, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
* Phân tích đoạn thơ
– Hai câu thơ đầu: Thời gian ra khơi của đoàn thuyền
- Mặt trời so sánh với “hòn lửa”: khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu, dù là thời khắc của ngày tàn những hình ảnh đoàn thuyền ra khơi vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống.
- Ẩn dụ “sóng – cài then”, “đêm – sập cửa”: màn đêm đang dần buông xuống
=> Khi vạn vật đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, chỉ có đoàn thuyền là căng tràn sức sống, hăng hái lên đường
– Hai câu thơ sau: không khí ra khơi vui tươi, sôi nổi đầy hứng khởi
- Từ “lại”: Nhấn mạnh đến nhịp công việc quen thuộc, lặp lại hàng ngày của người dân làng chài.
- “Câu hát” cùng “gió khơi” và con người với thiên nhiên như đang hòa làm một.
=> Khổ thơ thứ nhất với sự vui tươi cùng hình ảnh thiên nhiên tráng lệ đã thật sự mở ra một bức tranh, một hành trình ra khơi mới
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ.
* Khổ thơ cuối:
1. Mở bài
– Huy Cận được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
– “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông.
– Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh đoàn thuyền ra khơi lúc chiều tà.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời
– Năm 1958, trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ tại Hồng Gia, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
* Phân tích đoạn thơ
– Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa “mặt trời đội biển” gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái “màu biển” là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.
– Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.
3. Kết bài
Đánh giá lại nội dung, nghệ thuật của khổ thơ.
Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Hãy nêu không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ.
– Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “ Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! ”: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Phần 3. Còn lại: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
– Không gian và thời gian:
- Không gian: biển cả mênh mông rộng lớn với bầu trời, mặt biển…
- Thời gian: từ khi hoàng hôn cho đến lúc màn đêm buông xuống và sau đó là lúc bình minh của ngày mới.
Câu 2. Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ.
- Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong một không gian rộng lớn của biển cả, đất trời.
- Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ bằng nhiều biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh và nhân hóa: cho thấy sự phong phú, giàu có và đẹp đẽ của biển cả.
Câu 3. Em hãy chọn phân tích một hình ảnh đặc sắc trong các khổ 1, 3, 4, 7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả có gì nổi bật?
- Khổ 1: Hình ảnh so sánh “mặt trời xuống biển” với “hòn lửa”: màu sắc đỏ rực và hình dạng tròn đầy của mặt trời – gơi thời gian của hoàng hôn.
- Khổ 3: “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”: Đánh cá dường như trở thành đánh trận, mà con người phải sử dụng mưu trí tạo ra thế trận để đánh bại thiên nhiên.
- Khổ 4: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”: màn đêm giống như một sinh mệnh, có sự sống.
- Khổ 7: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”: niềm tin hướng về cuộc sống tương lai tốt đẹp.
=> Bút phát xây dựng của tác giả có điểm nổi bật: sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng sáng tạo, độc đáo, nhiều so sánh thú vị, thủ pháp phóng đại được sử dụng hợp lí.
Câu 4. Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài hát cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ như thế nào?
- Đây là khúc ca lao động mà nhà thơ viết thay cho những người ngư dân.
- Âm hưởng, giọng điệu của bài thơ: vui tươi, khỏe khoắn và hào hùng lạc quan.
- Thể thơ bảy chữ, cách gieo vần và nhịp thơ linh hoạt đã góp phần tạo cho bài thơ âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi.
II. Luyện tập
Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ.
Gợi ý:
Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như hình ảnh đoàn thuyền khi ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
Đoàn thuyền rời bến khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời sau một ngày làm việc mệt nhọc chuẩn bị nghỉ ngơi. Cách so sánh “mặt trời xuống biển như hòn lửa” khiến cho bức tranh thiên nhiên tràn ngập màu đỏ rực đang. Mặt trời đang dần lặn xuống lòng đại dương mênh mông. Khi ấy màn đêm dần buông xuống. Biển giống như một gian phòng lớn của thiên nhiên mà ở đó “sóng đã cài then đêm sập cửa”. Chính lúc đó, người ngư dân mới bắt tay vào công việc đã quá quen thuộc là ra khơi đánh cá. Đoàn thuyền ra khơi, người lao động cất vang tiếng hát hòa với gió, thổi căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi.
Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 3
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
– Bố cục của bài thơ:
- Phần 1. Từ đầu đến “ Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! ”: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Phần 3. Còn lại: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
– Không gian và thời gian:
- Không gian: Biển cả
- Thời gian: Từ hoàng hôn đến ban đêm rồi đến bình minh
Câu 2.
- Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong một không gian biển cả.
- Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ bằng nhiều biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh và nhân hóa.
Câu 3.
- Khổ 1: Hình ảnh so sánh “mặt trời xuống biển” với “hòn lửa”: màu sắc đỏ rực và hình dạng tròn đầy của mặt trời – gơi thời gian của hoàng hôn.
- Khổ 3: “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”: Đánh cá dường như trở thành đánh trận, mà con người phải sử dụng mưu trí tạo ra thế trận để đánh bại thiên nhiên.
- Khổ 4: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”: màn đêm giống như một sinh mệnh, có sự sống.
- Khổ 7: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”: niềm tin hướng về cuộc sống tương lai tốt đẹp.
=> Bút phát xây dựng của tác giả có điểm nổi bật: sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng sáng tạo, độc đáo, nhiều so sánh thú vị, thủ pháp phóng đại được sử dụng hợp lí.
Câu 4.
- Đây là khúc ca lao động mà nhà thơ viết thay cho những người ngư dân.
- Âm hưởng, giọng điệu của bài thơ: vui tươi, khỏe khoắn và hào hùng lạc quan.
- Thể thơ bảy chữ, cách gieo vần và nhịp thơ linh hoạt đã góp phần tạo cho bài thơ âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi.
II. Luyện tập
Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ.
Gợi ý:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được kết thúc bằng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên hành trình trở về:
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Câu hát luôn được cất vang từ lúc ra khơi cho đến lúc trở về. Những câu hát đã thể hiện niềm hân hoan, phấn khởi. Cảnh bình minh được miêu tả với những nét đẹp tuyệt diệu. Con thuyền trở về với một tâm thế khẩn trương: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Nó đã phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước. Hình ảnh “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” thể hiện một niềm tin hướng về tương lai của người ngư dân.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá Soạn văn 9 tập 1 bài 11 (trang 139) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.