Đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Đi bộ ngao du, đến các bạn học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.
Hy vọng tài liệu này của chúng tôi sẽ giúp ích cho học sinh lớp 8 khi chuẩn bị bài. Mời bạn đọc tham khao dưới đây.
Soạn bài Đi bộ ngao du – Mẫu 1
Soạn văn Đi bộ ngao du chi tiết
I. Tác giả
– Ru-xô sinh năm 1712, mất năm 1778.
– Ông là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.
– Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng Giuy-ly hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay Về giáo dục…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, ra đời năm 1762.
– Trong tác phẩm, nhà văn bàn chuyện giáo dục một em bé – ông đặt cho cái tên là Ê-min – từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. Ê-min trong bài Đi bộ ngao du đã lớn.
– Văn bản trong SGK là do người biên soạn dịch và đặt nhan đề.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Đô-băng-tông chắc cũng không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời.
- Phần 3. Còn lại: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn
- Đi lúc nào, dừng lúc nào tùy thích.
- Quan sát khắp nơi, dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh.
- Không phụ thuộc vào con người, phương tiện
- Không phụ thuộc vào đường sá, lối đi.
- Hưởng thụ tất cả tự do trên đường đi.
- Đi để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc.
2. Đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng
– Ích lợi của đi bộ ngao du với việc bồi dưỡng nhận thức, làm giàu thêm hiểu biết của con người:
- Đi như các nhà triết học lừng danh Talet, Platon, Pi-Ta-Go.
- Xem xét tài nguyên phong phú trên mảnh đất.
- Thể hiện các sản vật nông nghiệp, cách trồng trọt.
- Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.
=> Đó là những kiến thức của nhà khoa học tự nhiên.
– So sánh:
- Kiến thức linh tinh trong phòng sưu tập.
- Sự phong phú trong sưu tập của những người đi bộ ngao du.
=> Ý nghĩa:
- Đề cao kiến thức thực tế.
- Xem thường sách vở giáo điều.
- Khích lệ mọi người đi bộ mở mang kiến thức, năng lực khám phá, mở rộng tầm hiểu biết.
– Cách nêu dẫn chứng dồn dập, liên tiếp bằng các kiểu câu khác nhau: Khi thì so sánh, khi nêu cảm xúc. Câu hỏi tu từ, hoặc nói về kết quả sưu tập tự nhiên học của chú học trò Ê-min.
3. Đi bộ ngao du – tính tình được vui vẻ
– Lợi ích của đi bộ ngao du với việc rèn luyện sức khỏe và tinh thần con người:
- Đi bộ sức khỏe được tăng cường, tính tình vui vẻ, khoan khoái, hài lòng với tất cả
- Hân hoan khi trở về nhà, thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi.
– So sánh 2 trạng thái tinh thần đối lập nhau: vui vẻ, hân hoan, khoan khoái với mơ màng, buồn bã, đau khổ.
=>Khẳng định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngao du. Từ đó thuyết phục mọi người: Muốn tránh buồn bã, cáu kỉnh nên đi bộ ngao du.
Tổng kết:
- Nội dung: Đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng sinh động…
Soạn văn Đi bộ ngao du ngắn gọn
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
- Luận điểm một: Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.
- Luận điểm hai: Đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.
- Luận điểm ba: Đi bộ ngao du rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người.
Câu 2. Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lý không? Vì sao?
– Trật tự các luận điểm được sắp xếp hợp lý.
– Bởi điều đó đã thể hiện trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả là khao khát tự do.
Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.
Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng “tôi” khi trình bày những trải nghiệm của bản thân:
- Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.
- Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái “tôi” cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.
=> Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.
Câu 4. Qua bài này, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru – xô?
Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô:
- Quý trọng tự do, yêu thiên nhiên.
- Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên.
- Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Soạn bài Đi bộ ngao du – Mẫu 2
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ:
– Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.
– Đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.
– Đi bộ ngao du rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người.
Câu 2. Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lý không? Vì sao?
Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lý . Bởi vì qua đó đã thể hiện được đối với tác giả, tự do có vai trò quan trọng.
Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.
Đại từ nhân xưng “ta” được dùng khi lý luận chung; đại từ nhân xưng “tôi” được dùng khi trình bày những trải nghiệm của bản thân. Bởi:
- Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.
- Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái “tôi” cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.
=> Nhờ sự xen kẽ giữa lý luận chung với trải nghiệm của bản thân nên bài viết không khô khan, mà rất sinh động.
Câu 4. Qua bài này, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô?
Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đi bộ ngao du Soạn văn 8 tập 2 bài 27 (trang 98) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.