Tài liệu Soạn văn 12: Đêm trăng và cây sồi, sẽ hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn.
Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Soạn bài Đêm trăng và cây sồi
1. Chuẩn bị
– Tác giả Lép Tôn-xtôi sinh năm 1828, mất năm 1910, là một nhà văn người Nga.
– Tác phẩm tiêu biểu: Thời thơ ấu (1852); Thời niên thiếu (1855); Người tù Kavkaz (1863); Chiến tranh và hòa bình (1865); Anna Karenina (1877),…
2. Đọc hiểu
Minh họa dưới đây liên quan gì đến nội dung văn bản?
Hướng dẫn giải:
Minh họa chân dung nàng Na-ta-sa
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki chú ý đến cô gái Na-ta-sa Rô-xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa.
Hướng dẫn giải:
– Tình huống: An-đrây Bôn-côn-xki phải đến nhà bá tước Rô-xtốp thỉnh cầu về công việc, và chú ý đến Na-ta-sa đang vui đùa trong tốp thiếu nữ
– Na-ta-sa: tràn đầy sức sống, vui tươi, hạnh phúc.
Câu 2. Đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê có gì đặc biệt? Đêm trăng này có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki?
Hướng dẫn giải:
– Đêm trăng mát mẻ, trong sáng và yên tĩnh, nền trời trong sáng, lác đác mấy vì sao.
– An-đrây Bôn-côn-xki nhìn thấy Na-ta-sa một lần nữa
Câu 3. Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
Hướng dẫn giải:
– An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường nó gợi cho chàng những ấn tượng kì lạ khó quê.
– Cây sồi tượng trưng cho thế giới nội tâm của chính nhân vật An-đrây.
Câu 4. Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn Tôn-xtôi.
Hướng dẫn giải:
– An-đrây không vui và tư lự khi nghĩ tới phải đến nhà bá tước Rô-xtop thỉnh cầu về công việc
– Khi nhìn thấy Na-ta-sa, anh cảm thấy “chợt thấy lòng se lại”, mọi thứ xung quanh đều trở nên rực rỡ, tươi vui.
– An-đrây nhìn thấy cây sồi : “bỗng vô cớ có cảm giác vui mừng, sảng khoái” sau đó anh “nhớ lại tất cả những giờ phút tốt đẹp nhất của đời mình”
– An-đrây suy tư, thức tỉnh về cuộc đời: “Không, cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt”, sống sao cho “cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta”
=> Tác giả thể hiện tâm lí con người đến độ xuất sắc.
Câu 5. Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại của tác giả trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi .
Câu 6. Trên đường về nhà, An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống đó là gì? Em suy nghĩ gì về lẽ sống đó?
Câu 7. Em thích nhất hình ảnh, nhân vật hoặc sự việc nào trong đoạn trích? Vì sao?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đêm trăng và cây sồi Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 49 sách Cánh diều tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.