Nhằm giúp học sinh có thêm kiến thức về văn thuyết minh, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
Tài liệu dành cho học sinh lớp 8 khi tìm hiểu về văn thuyết minh, mời quý bạn đọc cùng tham khảo dưới đây.
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh – Mẫu 1
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
– Đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
– Các đề văn đều có hai phần:
- Phần 1: Nêu lên đối tượng cần thuyết minh (gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…)
- Phần 2: Nêu yêu cầu thuyết minh (giới thiệu, thuyết minh…)
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Đối tượng thuyết minh: xe đạp
b. Các phần là:
– Phần mở bài (Từ đầu đến “chuyển động nhờ sức người”): Vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống.
– Phần thân bài (Tiếp theo đến “một hoạt động thể thao”): Cấu tạo từng phần của xe đạp.
– Kết bài (còn lại): Khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp.
c.
– Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 bộ phận chính. Các bộ phận đó là:
- Hệ thống chuyển động
- Hệ thống chuyên chở
- Hệ thống điều khiển
– Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.
d. Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
Tổng kết:
– Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
– Để có thể làm một bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kỹ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác dễ hiểu.
– Bố cục bài văn thuyết minh gồm có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
- Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm lợi ích… của đối tượng.
- Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng.
II. Luyện tập
Lập ý và dàn ý cho đề văn: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam:
Ví dụ: Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.
2. Thân bài
a. Cấu tạo
– Hình dáng: thường có hình chóp nhọn, ngoài ra còn có loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
– Nguyên liệu làm nón: lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp, nhưng chủ yếu làm bằng lá nón.
– Cách làm một chiếc nón:
- Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 – 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2 cm.
- Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
- Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
- Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
– Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…
b. Công dụng
* Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
– Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá.
– Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
- Ca dao (ví dụ)
- Câu hát giao duyên (ví dụ)
* Trong cuộc sống công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay:
– Trong sinh hoạt hàng ngày: vẫn được các bà, các mẹ sử dụng.
– Trong các lĩnh vực khác:
- Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ.
- Người Việt Nam có một điệu múa lá “múa nón” rất duyên dáng.
- Du lịch: biểu tượng du lịch của Việt Nam.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh – Mẫu 2
I. Luyện tập
Lập ý và dàn ý cho đề văn: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
(1). Mở bài
Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam:
(2). Thân bài
a. Cấu tạo
– Hình dáng: thường có hình chóp nhọn, ngoài ra còn có loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
– Nguyên liệu làm nón: lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp, nhưng chủ yếu làm bằng lá nón.
– Cách làm một chiếc nón:
- Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 – 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2 cm.
- Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
- Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
- Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
– Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…
b. Công dụng
* Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
– Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá.
– Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
- Ca dao (ví dụ)
- Câu hát giao duyên (ví dụ)
* Trong cuộc sống công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay:
– Trong sinh hoạt hàng ngày: vẫn được các bà, các mẹ sử dụng.
– Trong các lĩnh vực khác:
- Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ.
- Người Việt Nam có một điệu múa lá “múa nón” rất duyên dáng.
- Du lịch: biểu tượng du lịch của Việt Nam.
(3). Kết bài
– Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.
II. Bài tập ôn luyện
Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh cây bút bi.
Gợi ý:
(1) Mở bài
Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi: “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
(2). Thân bài
a. Nguồn gốc, xuất xứ
Được phát minh bởi nhà báo Hungari là Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
a. Cấu tạo
– Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14 – 15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
– Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
– Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
b. Phân loại
– Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
– Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
– Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
c. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
– Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
– Bảo quản: Cẩn thận.
d. Ưu điểm, khuyết điểm
– Ưu điểm:
- Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
- Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
– Nhược điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
– Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
e. Ý nghĩa
– Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
– Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
– Dùng để viết, để vẽ.
– Những anh chị bút thể hiện tâm trạng:
- Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão… của con người.
- “Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
(3). Kết bài
Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống: Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Soạn Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh – Mẫu 3
Lập ý và dàn ý cho đề văn: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
(I). Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
(II). Thân bài
1. Cấu tạo
– Hình dáng: Đa số có hình chóp nhọn, ngoài ra còn có loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
– Nguyên liệu: thường làm bằng lá nón, khung tre và một số nguyên liệu khác.
– Cách làm một chiếc nón:
- Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 – 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2 cm.
- Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
- Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
- Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
– Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…
2. Công dụng
– Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa: Chiếc lá giúp con người che nắng, che mưa.
– Trong cuộc sống công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay: Đi vào thơ ca nhạc họa, trở thành một biểu tượng…
(III). Kết bài
Khẳng định giá trị của chiếc nón lá.
Xem thêm: Thuyết minh về chiếc nón lá
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Soạn văn 8 tập 1 bài 13 (trang 137) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.