Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Đây thôn Vĩ Dạ, hướng dẫn chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ
Trước khi đọc
Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc gì?
Hướng dẫn giải:
Cảm xúc: bâng khuâng, xao xuyến và nhớ nhung
Đọc văn bản
Câu 1. Hình dung cảnh thôn Vĩ được gợi tả.
Hướng dẫn giải:
Cảnh tượng thôn Vĩ: tươi tắn, tràn đầy sức sống
Câu 2. Chú ý sự chuyển đổi không gian, thời gian ở khổ thơ này.
Hướng dẫn giải:
– Không gian: gió, mây, dòng nước, sông trăng
– Thời gian: buổi tối
Câu 3. Câu hỏi cuối bài thể hiện tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?
Hướng dẫn giải:
Tâm trạng: cô đơn, buồn bã
Sau khi đọc
Câu 1. Câu hỏi ở dòng thơ thứ nhất là lời của ai nói với ai? Bạn hình dung như thế nào về cảnh và người thôn Vĩ qua khổ thơ 1?
Hướng dẫn giải:
– Câu hỏi có hai cách hiểu:
- Lời của người thôn Vĩ hỏi tác giả.
- Lơi phân thân của tác giả tự hỏi chính mình.
=> Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi trên cũng thể hiện được nỗi nhớ thôn Vĩ da diết cũng như mong muốn được về chơi thôn Vĩ.
– Hình dung về cảnh và người thôn Vĩ qua khổ 1: bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong sáng, tươi tắn và có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Câu 2. Phong cảnh ở khổ thơ 2 có gì khác so với cảnh sông nước mà bạn từng biết? Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho thấy điều gì trong cảm quan của chủ thể trữ tình?
Hướng dẫn giải:
– Cảnh sông nước nhuốm màu tâm trạng:
- Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sự chia lìa “gió theo lối gió, mây đường mây”: gió, mây vốn quấn quýt nay chia lìa đôi ngả.
- “Dòng nước buồn thiu”: sông như nhuốm màu tâm trạng buồn bã, thê lương.
- Hình ảnh “hoa bắp lay: cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người.
=> Hình ảnh thiên nhiên đêm trăng đượm buồn và mờ ảo, hư không.
– Từ “kịp” t oát lên niềm hy vọng đầy khắc khoải; đó là khát khao, là ước vọng được giao duyên, được hội ngộ của nhà thơ gửi gắm.
Câu 3. “Khách đường xa” ở khổ thơ cuối có thể là ai? Từ những hình ảnh trong khổ thơ này, xác định mối liên hệ cảm xúc giữa chủ thể trữ tình và “em”.
Hướng dẫn giải:
– “Khách đường xa” có thể là người con gái mà tác giả thầm thương.
– Cảm xúc giữa chủ thể trữ tình và “em”: nỗi nhớ thương, khao khát được gặp lại “em” của chủ thể trữ tình.
Câu 4. Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ. Ba câu hỏi này thể hiện tình cảm, cảm xúc của người hỏi?
Hướng dẫn giải:
– “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Có thể hiểu là lời của người thôn Vĩ hỏi tác giả; cũng có thể là lời phân thân của tác giả tự hỏi chính mình. Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi trên cũng thể hiện được nỗi nhớ thôn Vĩ da diết cũng như mong muốn được về chơi thôn Vĩ.
– “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?”: Toát lên niềm hy vọng đầy khắc khoải. Đó là khát khao, là ước vọng được giao duyên, được hội ngộ của nhà thơ.
– “Ai biết tình ai có đậm đà?”: Là lời của nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc. Đại từ phiếm chỉ “ai” làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao được sống, được yêu.
Câu 5. Nhận xét về sự thay đổi của ngoại cảnh và cảm xúc của chủ thể trữ tình qua ba khổ thơ.
Câu 6. Yếu tố siêu thực trong bài thơ thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Phân tích ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh đó.
Câu 7. Nêu chủ đề của bài thơ. Những biện pháp nghệ thuật nào góp phần thể hiện chủ đề đó?
Bài tập sáng tạo: Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn sau khi đọc bài thơ này.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 7 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.