Trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu về các loại dấu câu, trong đó có dấu ngoặc kép.
Vì vậy, Pgdphurieng.edu.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Dấu ngoặc kép. Tài liệu sẽ vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh.
Soạn bài Dấu ngoặc kép – Mẫu 1
I. Công dụng
Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trong SGK dùng để:
a. Trích dẫn lời dẫn trực tiếp – câu nói của Thánh Găng-đi.
b. Đánh dấu từ “dải lụa” được dùng với ý nghĩa đặc biệt, chỉ chiếc cầu.
c. Đánh dấu từ ngữ “văn minh”, “khai hóa” mang hàm ý mỉa mai cái thế kỉ mà thực dân Pháp xâm lược nước ta trên danh nghĩa khai hóa văn minh.
d. Đánh dấu tên các tác phẩm “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”… được dẫn ra.
Tổng kết:
Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
II. Luyện tập
Câu 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trong SGK
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, đó là câu nói của lão Hạc.
b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai (hầu cận ông lí).
c. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác (em bé).
d. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai (con yêu, bạn hiền).
e. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp “mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du (Truyện Kiều).
Câu 2. Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích và giải thích lí do.
a.
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
– Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là cá “tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
(Theo Treo biển)
=> Đặt dấu hai nhằm báo trước lời đối thoại. Đặt dấu ngoặc kép vào chữ tươi nhằm đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
=> Dấu hai chấm và ngoặc kép nhằm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
=> Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép nhằm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 3. Vì sao hai câu (trang 143, 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1) đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
Sự khác nhau của hai câu đó là:
– Câu a: Người viết dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Câu b: Người viết không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói của Hồ Chủ tịch không được trích dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
Câu 4. Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó trong đoạn trích.
Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại. Ông là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Khi còn nhỏ, Thạch Lan sống ở quê là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau đó ông theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình. Ông học ở Hà Nội, sau khi thi đỗ tú tài phần thứ nhất thì ra làm báo viết văn. Thạch Lam thường viết “những truyện không có cốt truyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Thạch Lam từng quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Câu 5. Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập 1, giải thích công dụng của chúng.
– Dấu ngoặc đơn: đánh dấu nội dung cần bổ sung thêm (về năm sinh, năm mất của nhà văn).
– Dấu ngoặc kép: Đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt.
– Dấu hai chấm: Đánh dấu phần trích dẫn lời trực tiếp.
Gợi ý: Trong văn bản “Bài toán dân số” có sử dụng.
– Dấu hai chấm: “Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.”
=> Đánh dấu lời giải thích
– Dấu ngoặc kép: “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…”
=> Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
– Dấu ngoặc đơn: “Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3; Ru-an-đa : 8,1”
=> Đánh dấu nội dung cần bổ sung thêm.
III. Bài tập ôn luyện
Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!…”.
(Lão Hạc, Nam Cao)
b. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu “hoạ sĩ” ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp.
(Chiếc lá cuối cùng, O. Henry)
Gợi ý:
a. Đánh dấu câu là lời dẫn trực tiếp, lời của con trai lão Hạc.
b. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt: khu “họa sĩ” – chỉ những nơi có nhiều họa sĩ sinh sống.
Soạn bài Dấu ngoặc kép – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trong SGK
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, đó là câu nói của lão Hạc.
b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai (hầu cận ông lí).
c. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác (em bé).
d. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai (con yêu, bạn hiền).
e. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp “mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du (Truyện Kiều).
Câu 2. Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích và giải thích lí do.
a.
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
– Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là cá “tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
(Theo Treo biển)
=> Đặt dấu hai nhằm báo trước lời đối thoại. Đặt dấu ngoặc kép vào chữ tươi nhằm đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
=> Dấu hai chấm và ngoặc kép nhằm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
(Lão Hạc, Nam Cao)
=> Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép nhằm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 3. Vì sao hai câu (trang 143, 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1) đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
– Câu a: Người viết dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Câu b: Người viết không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói của Hồ Chủ tịch không được trích dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
Câu 4. Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó trong đoạn trích.
– Viết đoạn văn:
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao sáng tác tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch tháng 11 năm 1951. Nam Cao luôn quan niệm rằng: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa, 1943). Đối với nghề viết văn, Nam Cao cho rằng: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa, 1943). Ông còn cho rằng: “Nghệ thuật vị nhân sinh” – văn chương phải hướng đến cuộc sống của con người. Có thể nói rằng, Nam Cao là một nhà văn đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
– Công dụng:
- Dấu ngoặc đơn: đánh dấu nội dung cần bổ sung thêm
- Dấu ngoặc kép: Trích dẫn lời dẫn trực tiếp.
- Dấu hai chấm: Đánh dấu phần trích dẫn lời trực tiếp.
Câu 5. Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập 1, giải thích công dụng của chúng.
Gợi ý:
– Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép:
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc… ăn dâu”.
=> Công dụng:
- Dấu ngoặc kép: Trích dẫn lời dẫn trực tiếp.
- Dấu hai chấm: Đánh dấu phần trích dẫn lời trực tiếp.
– Dấu ngoặc đơn: …phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987…)
=> Công dụng: nội dung phần chú thích.
II. Bài tập ôn luyện
Việt một đoạn văn với đề tài tự chcó sử dụng dấu ngoặc kép, nêu công dụng của dấu ngoặc kép đó.
Gợi ý:
– Viết đoạn văn: Trong gia đình, người tôi yêu mến là mẹ. Tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp bên mẹ. Nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào dịp sinh nhật mẹ. Tôi và bố đã “hợp tác” để chuẩn bị cho mẹ một món quà thật bất ngờ. Hôm đó là thứ bảy, nhưng mẹ vẫn có tiết dạy ở trường. Tôi và bố đã đi chợ thật sớm, sau đó về nhà nấu những món ăn mà mẹ thích. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Bố con tôi đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, canh cá nấu chua, măng kho tương… Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa do chính tay tôi tự cắm nữa. Tuy không được đẹp bằng mẹ cắm nhưng tôi tin chắc nếu mẹ biết là do cô con gái rượu tự tay cắm tặng, thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Khi mẹ về đến nhà, bố đã đứng ở cửa để chờ tặng hoa cho mẹ. Mẹ rất xúc động khi nhận được bó hoa. Đặc biệt là lúc vào phòng bếp, mẹ đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một bàn ăn đẹp mắt. Khi được biết những món ăn trên bàn là do bố con tôi đã chuẩn bị cả một buổi sáng, mẹ nói rằng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Tôi đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vui vẻ.
– Công dụng: Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Soạn bài Dấu ngoặc kép – Mẫu 3
Câu 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trong SGK
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (Lời nói của lão Hạc).
b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai (hầu cận ông lí).
c. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác (em bé).
d. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai (con yêu, bạn hiền).
e. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp “mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du (Truyện Kiều).
Câu 2. Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích và giải thích lí do.
a.
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
– Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là cá “tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
(Theo Treo biển)
=> Dấu hai nhằm báo trước lời đối thoại. Đặt dấu ngoặc kép nhằm đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
=> Dấu hai chấm và ngoặc kép nhằm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
(Lão Hạc, Nam Cao)
=> Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép nhằm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 3. Vì sao hai câu (trang 143, 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1) đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
– Câu a: Người viết dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Câu b: Người viết không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói của Hồ Chủ tịch không được trích dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
Câu 4. Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó trong đoạn trích.
Trong bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Lời khẳng định của Bác đã được chứng minh trong thực tế. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Bất cứ thời đại nào cũng có những vị anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Còn ở hiện tại, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Sự biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cùng với đó là ý chí bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Người dân Việt Nam cần có ý thức giữ gìn và phát huy tinh thần yêu nước – truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Câu sử dụng dấu ngoặc đơn: Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…).
- Câu sử dụng dấu hai chấm và ngoặc kép: Trong bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
Câu 5. Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập 1, giải thích công dụng của chúng.
Gợi ý:
– Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép: Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc… ăn dâu”.
=> Công dụng:
- Dấu ngoặc kép: Trích dẫn lời dẫn trực tiếp.
- Dấu hai chấm: Đánh dấu phần trích dẫn lời trực tiếp.
– Dấu ngoặc đơn: …phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987…)
=> Công dụng: nội dung phần chú thích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Dấu ngoặc kép Soạn văn 8 tập 1 bài 14 (trang 141) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.