Nhằm giúp học sinh củng cố lại và mở rộng thêm kiến thức của bài 8, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Củng cố, mở rộng trang 73.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 73)
Câu 1. Những trải nghiệm trong cuộc sống có vai trò như thế nào đối với sự trưởng thành của mỗi người? (Dùng lí lẽ và bằng chứng trong các văn bản đọc để tìm câu trả lời.)
– Những trải nghiệm trong cuộc sống có vai trò quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi người. Nhờ những trải nghiệm con người sẽ học được bài học bổ ích, tự hoàn thiện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn, cũng như chinh phục được ước mơ, mục tiêu của mình.
– Dẫn chứng: Bác Hồ của chúng ta, khi còn là một chàng thanh niên, với tình yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Bác quan niệm rằng đi về phương Tây để xem họ làm thế nào, rồi về giúp nhân dân mình. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Người đã làm nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Đó là những trải nghiệm giúp cho Bác học hỏi, tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đọc và viết thông thạo nhiều thứ tiếng. Từ đó, Bác đã được tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành lại độc lập.
Câu 2. Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc.
– Giống nhau:
- Hai văn bản đều đưa ra ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.
- Nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện.
– Khác nhau:
- Bản đồ dẫn đường: Hình thức giống như một bức thư; Lí lẽ và bằng chứng đều xuất phát từ trải nghiệm thực tế trong cuộc sống của nhân vật “ông”.
- Hãy cầm lấy và đọc: Lí lẽ và bằng chứng được đưa ra dưới dạng bình luận về vai trò, hiện trạng, cách khắc phục một vấn đề.
Câu 3. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về chủ đề Sách – người bạn đường.
– Mẫu 1: Sách là người bạn đường đáng trân trọng của mỗi người. Nguồn tri thức của nhân loại đã được gìn giữ, lưu truyền nhớ có sách. Khi đọc sách, chắc chắn chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ, vượt qua mọi không gian và thời gian. Không chỉ vậy, sách còn giúp bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho mỗi người. Đôi khi, những cuốn sách còn giúp chữa lành đi những vết thương mà bạn trải qua trong cuộc sống. Nhờ có sách, chúng ta cũng nhận ra những phần mà bản thân mình còn khiếm khuyết, để từ đó tự hoàn thiện chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Đôi khi, chúng ta đọc sách chỉ là để giải trí, thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Bởi vậy, hãy trân trọng sách như trân trọng người bạn của mình.
– Mẫu 2: Sách – người bạn đường, có nghĩa là sách giống như một người bạn đồng hành của con người trong hành trình cuộc sống. Quả vậy, sách luôn có mặt trong từng chặng đường đời của mỗi người. Từ khi sinh ra, trang sách đến qua lời kể của bà của mẹ. Đến lúc lớn lên, sách là một đồ dùng học tập không thể thiếu. Không chỉ vậy, sách còn giúp bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho mỗi người. Đôi khi, những cuốn sách còn giúp chữa lành đi những vết thương mà bạn đã phải trải qua. Nhờ có sách, chúng ta cũng nhận ra những phần mà bản thân mình còn khiếm khuyết, để từ đó tự hoàn thiện chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, bạn có thể khám phá ra nhiều điều chưa từng thấy, hoặc thấy rồi nhưng theo một chiều hướng khác. Có khi, những cuốn sách còn giúp bạn xác định được cho mình những mục tiêu, gây dựng những ước mơ tốt đẹp. Qua những trang sách, chúng ta có thêm được niềm tin, sức mạnh để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống. Hiểu được điều đó, chúng ta cần biết trân trọng những cuốn sách.
Xem thêm: Đoạn văn về chủ đề Sách – người bạn đường
Câu 4. Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một câu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.
Gợi ý:
Câu nói: “Không nhất thiết phải là tấm bản đồ cháu được trao sẵn, hay tấm bản đồ giống hệt bố mẹ mình, mà là tấm bản đồ cháu tự vẽ nên bằng chính kinh nghiệm của mình”.
Dàn ý:
(1) Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: “Không nhất thiết phải là tấm bản đồ cháu được trao sẵn, hay tấm bản đồ giống hệt bố mẹ mình, mà là tấm bản đồ cháu tự vẽ nên bằng chính kinh nghiệm của mình”
(2) Thân bài
– Giải thích câu nói: Lời khuyên về việc mỗi người hãy tự tìm cho mình một hướng đi riêng, không giống với bất cứ ai, mà được xác định dựa trên trải nghiệm của bản thân.
– Chứng minh, bình luận:
- Mỗi người sinh ra đều có một điểm mạnh riêng, chỉ có bản thân mới hiểu được mình có năng lực gì, yêu thích gì.
- Cuộc sống là một quá trình cần học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân.
- Chúng ta cần xác định mục tiêu, phương hướng để nỗ lực chinh phục, đạt được thành công như mong muốn.
– Dẫn chứng từ trong thực tế, liên hệ với bản thân.
(3) Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói.
Câu 5. Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận bàn về vấn đề đời sống. Ghi chép ngắn gọn thu hoạch của em đối với từng văn bản (về vấn đề được bàn luận, về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng).
Học sinh tự tìm đọc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 73 sách Kết nối tri thức tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.