Ở học kì một của chương trình Ngữ Văn lớp 8, bài học Chương trình địa phương phần Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hiểu hờn về từ ngữ địa phương.
Tài liệu Soạn văn 8: Chương trình địa phương phần tiếng Việt, vô cùng hữu ích sẽ được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây.
Soạn văn Chương trình địa phương phần tiếng Việt
Câu 1. Tìm các từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây:
– cha: ba, tía, thầy…
– mẹ: má, bầm, u…
– ông nội: ông nội
– bà nội: bà nội
– ông ngoại: ông ngoại, ngoại…
– bà ngoại: bà ngoại, ngoại…
– bác (anh trai của cha): bác trai
– bác (vợ anh trai của cha): bác gái
– chú (em trai của cha): chú
– thím (vợ em trai của cha): thím
– cô (em gái của cha): cô
– chú (chồng em gái của cha): cô
– chú (chồng em gái của cha): chú
– bác (anh trai của mẹ): bác
– bác (vợ anh trai của mẹ): bác
– cậu (em trai của mẹ): cậu
– mợ (vợ em trai của mẹ): mợ
– bác (chị gái của mẹ): bác
– bác (chồng chị gái của mẹ): bác
– dì (em gái của mẹ): dì
– chú (chồng em gái của mẹ): chú
– anh trai: anh trai
– chị dâu (vợ của anh trai): chị dâu
– em trai : em trai
– em dâu (vợ của em trai): em dâu
– chị gái: chị gái, chị
– anh rể (chồng của chị gái): anh rể
– em gái: em gái
– em rể (chồng của em gái): em rể
– con : con
– con dâu (vợ con trai): con dâu
– con rể (chồng của con gái): con rể
– cháu (con của con mình): cháu
Câu 2. Sưu tầm một số từ ngữ có quan hệ chỉ người có quan hệ thân thích được dùng ở địa phương khác
Một số từ như:
- cha: ba, thầy, tía, cậu…
- mẹ: má, bầm, mợ, mế…
- o: cô
- tui, tau: tôi…
- ông: ổng
- bà: bả
Câu 3. Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.
Một số câu ca dao, bài thơ là:
a.
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
(Bầm ơi, Tố Hữu)
Từ ngữ địa phương: bầm
b.
Em về thưa mẹ cùng thầy,
Có cho anh cưới tháng này anh ra
(Ca dao)
Từ ngữ địa phương: thầy
c.
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì,
Trong ba người ấy chết thì không tang
(Ca dao)
Từ ngữ địa phương: cô, cậu, dì
d.
Má ơi đừng đánh con đau,
Để con bắt ốc hái rau má nhờ.
Má ơi đừng đánh con đau,
Để con hát bội làm đào má coi.
Má ơi đừng đánh con hoài,
Để con câu cá nấu xoài má ăn.
(Ca dao)
Từ ngữ địa phương: má
e.
Ơn thầy bằng núi, nghĩa mẹ tày non
Hai ta là đạo làm con
Muốn duyên vừa ý đẹp phải cúi luồn mẹ cha.
(Ca dao)
Từ ngữ địa phương: thầy
* Bài tập ôn luyện: Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau, cho biết từ ngữ toàn dân tương ứng:
“Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen.
Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
– Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?…”
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
Gợi ý:
– Từ ngữ địa phương: thầy – từ ngữ toàn dân: cha
– Từ ngữ địa phương: mợ – từ ngữ toàn dân: mẹ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Soạn văn 8 tập 1 bài 8 (trang 90) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.