Soạn bài Chiếc áo của hoa đào giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12, 13.
Qua đó, giúp các em ôn chữ viết hoa V, H, mở rộng vốn từ Lễ hội. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Chiếc áo của hoa đào – Tuần 19 của Bài 1 chủ đề Bốn mùa mở hội theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 1: Chiếc áo của hoa đào
Nói với bạn về sự thay đổi của thiên nhiên nơi em ở vào dịp tết theo gợi ý:
Trả lời:
Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Không gian mọi nơi lan toả mùi hương hoa ngào ngạt và những loài hoa thi nhau phô sắc.
Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa hoa mai của đua nhau khoe sắc, chở bao nhiêu dư vị và màu sắc của mùa xuân. Những cành cây cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà như những nét chấm phá nhẹ nhàng giữa bầu trời cao trong xanh
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 1: Chiếc áo của hoa đào
Đọc và trả lời câu hỏi
Chiếc áo của hoa đào
1. Trong vườn hoa, loài hoa nào cũng cho là mình đẹp nhất. Chỉ riêng một cái cây đứng ở trong góc vườn là im lặng. Cái cây có nhiều cành nhỏ màu nâu và thưa thớt lá xanh. Những bông hoa nhìn nó và nói:
– Cây gì mà thân cành khẳng khiu thế kia, chẳng có hoa gì cả! Từ đó, không ai nhắc đến cái cây trong góc vườn nữa.
2. Sáng ba mươi Tết, cô chủ chạy lại phía góc vườn về và reo lên:
– Ôi, cây đào đẹp quá!
Các loài hoa bất chợt nhận ra cái cây khẳng khiu mọi khi giờ đã khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời. Hàng nghìn bông hoa thảm hồng xinh xinh đang đùa trong nắng xuân ấm áp.
3. Một cây hoa cất tiếng hỏi hoa đào:
– Bạn đã làm cách nào để có được những bông hoa đẹp đến như vậy? Hoa đào dịu dàng trả lời:
– Đó là nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chủ đấy!
4. Các loài hoa đã hiểu ra. Cảm thấy xấu hổ vì thái độ của mình trước kia, chúng khẽ nói:
– Hoa đào ơi, chúng tớ muốn cùng bạn góp sắc hương trong ngày Tết Có được không?
– Được chứ! Nào các bạn, chúng ta hãy cùng nhau đón mừng năm mới nhé!
Cả vườn hoa bừng hương sắc rực rỡ và ngào ngạt để đón mừng mùa xuân về.
Theo Truyện kể giáo dục đạo đức tập 1, NXB Giáo dục, 2008
(:)
• Thưa thớt: rất thưa, chỗ có chỗ không.
• Khẳng khiu: gầy đến mức như khô cằn
Câu 1: Ban đầu, vì sao các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào?.
Trả lời:
Ban đầu, các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào vì: loài hoa nào cũng cho là mình đẹp nhất
Câu 2: Mùa xuân đến, cây hoa đào thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Mùa xuân đến, cây hoa đào thay đổi: Hoa đào khoác lên mình chiếc áo đẹp tuyệt, hàng nghìn bông hoa thắm hồng xinh xinh đang đùa trong nắng xuân ấm áp.
Câu 3: Theo cây hoa đào, nhờ đâu mà nó có được những bông hoa đẹp?
Trả lời:
Nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chủ.
Câu 4: Vì sao các loài hoa cảm thấy xấu hổ sau khi nghe hoa đào trả lời?
Trả lời:
Các loài hoa cảm thấy xấu hổ sau khi nghe hoa đào trả lời vì: trước đây, chúng đã không chú ý đến cây hoa đào
Câu 5: Cây hoa đào có gì đáng khen?
Trả lời:
Cây hoa đào đáng khen ở chỗ: không kiêu căng khi được các loài hoa khác khen mình đẹp, mà hoa đào nói vẻ đẹp này có được nhờ vào công của thiên nhiên và người chăm sóc, không ghét khi bị các loài hoa khác chê mình xấu, và luôn hòa đồng, sống chan hòa với mọi người.
Đọc một truyện về lễ hội
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị
b. Chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện.
Trả lời:
a. Em có thể tham khảo truyện sau:
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
3. Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Theo HOÀNG LÊ
- Tên lễ hội: Lễ hội Chử Đồng Tử
- Tên tác giả: Hoàng Lê
- Cảnh vật, con người: suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
b. Tớ đã từng đọc truyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử” của tác giả Hoàng Lê. Truyện kể về sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Viết: Ôn chữ viết hoa V, H
Câu 1: Viết từ: Hùng Vương
Câu 2: Viết câu:
Tri Tôn có hội đua bò
Vàm Nao có hội đua đò sang sông.
(Ca dao)
Trả lời:
– Học sinh luyện viết tên riêng: Hùng Vương. Chú ý viết hoa các chữ cái H, V
– Cách viết câu:
- Viết hoa chữ cái đầu câu: Tri Tôn, Vàm Nao
- Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lễ hội
Câu 1: Tìm 2 – 3 từ ngữ:
a. Gọi tên lễ hội
M: lễ hội Đền Hùng
b. Gọi tên hoạt động trong lễ hội
M: gói bánh chưng
c. Chỉ không khí của lễ hội
M: náo nhiệt
d. Chỉ cảm xúc của người tham gia lễ hội
M: hào hứng
Trả lời:
a. Gọi tên lễ hội: lễ hội Chùa Hương, lễ hội Gióng, lễ hội đâm trâu,…
b. Gọi tên hoạt động trong lễ hội: thắp hương, ném còn, chọi trâu, đánh đu,…
c. Chỉ không khí của lễ hội: rộn ràng, nhộn nhịp, tấp nập,…
d. Chỉ cảm xúc của người tham gia lễ hội: vui vẻ, nôn nao, tưng bừng,…
Câu 2: Đặt 1 – 2 câu về hoạt động trong lễ hội em đã chứng kiến hoặc tham gia.
M: Chúng em tham gia gói bánh chưng.
Trả lời:
Em đã cùng mẹ thắp hương khi đi lễ hội chùa Hương.
Chúng em đã cùng xem các anh chị chơi ném còn rất vui vẻ.
Câu 3: Sắp xếp các câu sau thành đoạn văn:
Mở đầu Ngày hội Bánh chưng xanh là chương trình văn nghệ đặc sắc.
Các khối lớp toả về từng khu vực đã quy định để thực hành gói bánh.
Các bạn thích thú khi tự tay sắp lả, đong gạo, đỗ, xếp thịt vào khuôn và gói lại.
Sau tiết mục trống hội, chúng em được hướng dẫn cách gói bánh chưng.
Nhìn những cặp bánh được buộc lạt vuông vức, chúng em như thấy mùa xuân đã đến thật gần.
Trả lời:
1. Mở đầu Ngày hội Bánh chưng xanh là chương trình văn nghệ đặc sắc.
2. Các khối lớp tỏa về từng khu vực đã quy định để thực hành gói bánh.
3. Các bạn thích thú khi tự tay sắp lá, đong gạo, đỗ, xếp thịt vào khuôn và gói lại.
4. Sau tiết mục trống hội, chúng em được hướng dẫn cách gói bánh chưng.
5. Nhìn những cặp bánh được buộc lạt vuông vức, chúng em như thấy mùa xuân đã đến thật gần.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 1: Chiếc áo của hoa đào
Trao đổi với bạn những điều nên làm và không nên làm khi được tham gia một lễ hội tại trường hoặc nơi em ở.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chiếc áo của hoa đào trang 10 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 19 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.