pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Soạn bài Câu phủ định Soạn văn 8 tập 2 bài 22 (trang 52)

Tháng 10 28, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Câu phủ định Soạn văn 8 tập 2 bài 22 (trang 52) ✅ tại website Pgdphurieng.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Câu phủ định, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Câu phủ định Soạn văn 8 tập 2 bài 22 (trang 52)
Soạn bài Câu phủ định

Mong rằng tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Soạn bài Câu phủ định
    • I. Đặc điểm hình thức và chức năng
    • II. Luyện tập

Soạn bài Câu phủ định

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

1. Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.

a. Nam đi Huế.

b. Nam không đi Huế.

c. Nam chưa đi Huế.

d. Nam chẳng đi Huế.

Câu hỏi:

– Các câu (2), (3), (4) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (1)?

– Những câu này có gì khác với câu (1) về chức năng?

Gợi ý:

– Các câu (2), (3), (4) có thêm từ “không”, “chưa”, “chẳng”.

– Mục đích nói của câu (1) là để khẳng định việc Nam sẽ đi đến thành phố Huế. Các câu còn lại phủ định việc Nam đến thành phố Huế.

2. Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi.

– Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?

– Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?

Gợi ý:

– Những câu có từ ngữ phủ định là:

  • Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
  • Đâu có!

– Mấy ông thầy bói xem voi dùng câu phủ định để phản bác ý kiến của nhau.

Tổng kết:

– Câu phủ định là những câu có từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải, đâu có là…

Tham Khảo Thêm:   Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (6 Mẫu) Trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn

– Câu phủ định dùng để:

  • Thông báo, xác nhận sự việc không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
  • Phản bác một ý kiến, nhận định (câu phủ định bác bỏ).

II. Luyện tập

Câu 1. Trong các câu trong SGK, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?

Gợi ý:

– Các câu phủ định bác bỏ:

  • Câu b: Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
  • Câu c: Không, chúng con không đói nữa đâu.

– Các câu trên đã bác bỏ ý kiến trước đó: Ở câu b là bác bỏ ý kiến nhân vật “nó” hiểu được. Ở câu c là bác bỏ ý kiến các nhân vật “chúng con” đói.

Câu 2. Đọc các đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.

– Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

– Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?

Gợi ý:

– Cả ba câu trên đều là những câu phủ định vì đều có chứa những từ ngữ phủ định, như không (trong (a) và (b), chẳng (trong (c).

– Những câu không có từ ngữ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa.

b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng đã từng ăn trong Tết trung thu, ăn nó như cả mùa thu vào lòng vào dạ.

c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tám lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trưởng.

Tham Khảo Thêm:   Hàm GAMMA.DIST - Hàm trả về phân bố gamma trong Excel

– Việc dùng câu phủ định theo lối dùng hai từ ngữ phủ định (gọi là phủ định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định (không), một từ nghi vấn là cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu loại này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương.

Câu 3. Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu đó có thay đổi hay không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?

Gợi ý:

– Thử thay: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

– Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi. Vì từ “chưa” mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói (không bao hàm phủ định ở thời điểm sau thời điểm nói). Có nghĩa là Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ “không” mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa.

– Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Câu 4. Các câu sau đây có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có nghĩa tương đương.

a. Đẹp gì mà đẹp!

b. Làm gì có chuyện đó!

c. Bài thơ này mà hay à?

d. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)

Tham Khảo Thêm:   Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Soạn văn 9 tập 2 bài 19 (trang 20)

Gợi ý:

– Các câu đã cho không phải là câu phủ định (vì không có chứa các dấu hiệu hình thức của câu phủ định).

– Thế nhưng, chúng lại được dùng để biểu thị ý phủ định:

  • Câu “Đẹp gì mà đẹp!”: Phản bác một ý kiến khẳng định của một ai đó về một đối tượng nào đó.
  • Câu: “Làm gì có chuyện đó!”: Pản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá nào đó.
  • Câu: “Bài thơ này mà hay à?” : Phản bác một ý kiến khen ngợi một bài thơ nào đó hay.
  • Câu: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”: Phản bác điều mà ông giáo cho rằng lão Hạc đang nghĩ (rằng: ông giáo sướng hơn lão Hạc).

– Đặt câu:

  • Cái bút này mà đắt à?
  • Hay gì mà hay!
  • Tôi thì hạnh phúc lắm đấy!

Câu 5. Đọc đoạn trích trong SGK (chú ý các từ in đậm) và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?

Không thể thay “quên” bằng “không”, “chưa” bằng “chẳng” vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu.

Câu 6. Viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

Gợi ý:

– Cậu mua chiếc áo này ở đâu?

– Tôi không biết. Mẹ đã tặng nó cho tôi.

– Nó bao nhiêu tiền?

– Khoảng một trăm nghìn.

– Đắt vậy?

– Không đắt đâu! Chất lượng rất tốt đấy!

– Ra vậy…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Câu phủ định Soạn văn 8 tập 2 bài 22 (trang 52) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Bài Viết Liên Quan

Hành Trình Sự Nghiệp Của Sofyan Amrabat – Từ Khởi Đầu Bằng Cố Gắng Cho Đến Đỉnh Cao Của Thành Công
Hành Trình Sự Nghiệp Của Sofyan Amrabat – Từ Khởi Đầu Bằng Cố Gắng Cho Đến Đỉnh Cao Của Thành Công
Biểu Tượng Của Sự Hy Vọng – Mơ Hoa Hướng Dương Đánh Số Gì
Biểu Tượng Của Sự Hy Vọng – Mơ Hoa Hướng Dương Đánh Số Gì
Phân tích về Vảy Án Thiên trong Thế Giới Đấu Gà
Phân tích về Vảy Án Thiên trong Thế Giới Đấu Gà
Previous Post: « Background Internet đẹp
Next Post: Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương (Dàn ý + 19 mẫu) Viết đoạn văn về tình yêu thương trong cuộc sống »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub