Soạn Tiếng Việt 3 Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô – Tuần 32 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng củaBài 1 chủ đề Một mái nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2Chân trời sáng tạo trang 106, 107, 108.
Qua đó, còn giúp các em ôn chữ hoa Q, V (Kiểu 2), mở rộng vốn từ Môi trường. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô
Đọc và nói về tên gọi các loài sinh vật biển trong từng bức ảnh dưới đây:
Trả lời:
Cua mặt trăng: Vì hình thù trên lưng cua tròn, nên nó như hình mặt trăng và đặt tên cua mặt trăng.
San hô tổ ong: cây san hô trông giống như tổ ong nên gọi là san hô tổ ong.
Ốc gai: một loại ốc biển có hình dáng lạ mắt, vỏ gồm nhiều gai nhọn tủa ra bên ngoài giống những chiếc gai nên được gọi là ốc gai.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Chị Hai ao ước điều gì?
Trả lời:
Chị Hai ao ước: “có một ngôi nhà san hô cho bọn cá”.
Câu 2: San hô hóa thạch được so sánh với hình ảnh nào?
Trả lời:
San hô hóa thạch được so sánh với hình ảnh: tổ ong khổng lồ.
Câu 3: Khánh nghĩ và làm gì khi nhìn thấy mẩu san hô nằm lăn lóc gần mép nước?
Trả lời:
Khánh nghĩ: “Thật là một ngôi nhà cá đẹp mê li” và nhặt mẩu sơn hô và giữ chặt trong lòng bàn tay.
Câu 4: Theo em, vì sao mọi người lặng đi trước cảnh một bãi san hô đang chết?
Trả lời:
Họ cảm thấy tiếc nuối vì mất đi một vẻ đẹp tự nhiên của biển cả mang lại, lặng đi cũng một phần vì họ suy nghĩ về hành động làm ô nhiễm môi trường do con người tạo ra là nguyên nhân chính làm cho san hô chết.
Câu 5: Hành động của Khánh trên đường về nói lên điều gì?
Trả lời:
Khánh đã cảm nhận được sự sống của san hô, cậu không nên lấy san hô ở khu bảo tồn biển để mang về làm nhà cho cá được, đó là hành động không tốt đối với thiên nhiên.
Câu 6: Đọc một truyện về thiên nhiên:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị
b. Kể lại một đoạn truyện em thích.
Trả lời:
a. Em có thể tham khảo bài sau:
Chuyện một khu vườn nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
– Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Theo VÂN LONG
- Tên truyện: Chuyện một khu vườn nhỏ
- Tác giả: VÂN LONG
- Âm thanh, màu sắc, cảnh đẹp: Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng…
- Lời nói, hành động nhân vật: Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem.
b. Em tự kể lại.
Ôn chữ hoa Q, V
Câu 1: Viết từ: Vân Đồn
Câu 2: Viết câu:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.
Hồ Chí Minh
Mở rộng vốn từ Môi trường
Câu 1: Tìm 2 – 3 từ ngữ:
a. Chỉ tài nguyên thiên nhiên:
Trên mặt đất
M: Cây xanh
Trong lòng đất
M: Than đá
Dưới biển
M: San hô
b. Chỉ hoạt động giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
M: Chăm sóc cây
Trả lời:
a. Chỉ tài nguyên thiên nhiên:
- Trên mặt đất: Cây xanh, hoa cỏ, động vật, thực vật…
- Trong lòng đất: Than đá, dầu mỏ, khoáng sản…
- Dưới biển: San hô, cá, tôm, các loại tảo…
b. Chỉ hoạt động giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Trồng cây gây rừng
- Chăm sóc cây xanh
- Không săn bắt trái phép
Câu 2: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi :
a. bố đã làm cho anh em tôi nhiều đồ dùng xinh xắn.
b. Những chú gà trống gọi bản làng thức dậy
c. Nhím tự bảo vệ mình
Trả lời:
a. Với những chiếc vỏ ốc biển nhỏ nhắn bố đã làm cho anh em tôi nhiều đồ dùng xinh xắn.
b. Những chú gà trống gọi bản làng thức dậy bằng tiếng gáy “”ò… ó…o” lanh lảnh vang xa
c. Nhím tự bảo vệ mình bằng những lông gai dài và sắc nhọn
Câu 3: Đặt 1 – 2 câu nói về hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong câu có từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu?
Trả lời:
Vào chủ nhật, lớp em tham gia dọn vệ sinh ở vườn trường.
Chúng em cùng nhau nhặt rác ở bãi biển vào mùa hè năm ngoái.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô
Trao đổi với bạn những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường biển.
Trả lời:
Không nên làm:
- Đừng mang theo những đồ làm bằng nhựa khi ra biển. …
- Không nên ăn những hải sản đang mất cân bằng số lượng. …
- Giảm bớt khí thải nhà kính và axit hóa đại dương. …
- Đừng ném hóa chất xuống biển. …
- Đừng lái xe trên bãi biển. …
Nên làm
- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. …
- Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.
- Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Cậu bé và mẩu san hô trang 106 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 32 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.