Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7.
Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
Câu 1. Tác giả bức thư đã bày tỏ tình cảm gì với nhân vật chú lính chì dũng cảm?
Tác giả bức thư đã bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng với nhân vật chú lính chì dũng cảm.
Câu 2. Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì?
Bài học: Phải nghiêm túc nhìn nhận những mặt trái của cuộc sống thực tại để tìm cách giải quyết có hiệu quả; sẵn sàng đối mặt với số phận mà không ngại mọi khó khăn, kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Câu 3. Tác giả bức thư suy nghĩ như thế nào về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm ? Em có đồng ý với điều đó không?
- Suy nghĩ về kết thúc không có hậu của truyện “ Chú lính chì dũng cảm”: Đồng tình, cảm ơn tác giả.
- Ý kiến: Đồng tính/Không đồng tình.
Câu 4. Hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Gợi ý:
Mẫu 1
Một trong những nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc là Dế Mèn trong Dế mèn phiêu lưu ý. Gia đình Dế Mèn có ba anh em, sau một thời gian, Dế Mèn đã dọn ra ở riêng để có thể tự lập. Nhà văn đã xây dựng nhân vật này với đầy đủ những đặc điểm về ngoại hình và tính cách. Hình ảnh một chàng dế được khắc họa giống như một con người, khiến người đọc cảm thấy thật thích thú. Bởi ăn uống điều đó nên dế có một thân hình cường tráng. Đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình của chàng ta “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Nhưng Dế Mèn lại là có tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Dế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó hay đặc biệt là anh bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhưng cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn nhận được một bài học đáng giá, cậu quyết định hành trình phiêu lưu của mình. Trong hành trình đó, cậu đã gặp gỡ nhiều người bạn, làm được nhiều việc tốt và học được nhiều bài học bổ ích.
Mẫu 2
Thánh Gióng là nhân vật văn học mà em cảm thấy ấn tượng sâu sắc nhất. Nhân vật này được xây dựng là một người anh hùng – đại diện cho sức mạnh của nhân dân. Bởi vậy, ngay từ nguồn gốc xuất thân đã vô cùng khác thường. Bà mẹ của Thánh Gióng trong một lần đi ra đồng nhìn thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Nhưng phải đến mười hai tháng sau, bà mới sinh được một cậu con trai. Sự sinh trưởng của Thánh Gióng cũng kì lạ. Gióng lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nhà vua muốn tìm người tài giúp nước, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Kể từ hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, đánh tan quân giặc. Sau khi đánh tan kẻ thù, Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Nhà vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Với nhân vật này, tác giả dân gian đã gửi gắm bài học về truyền thống yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm.
Mẫu 3
Nhân vật văn học mà tôi cảm thấy ấn tượng là Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Nhân vật Sơn không được khắc họa về ngoại hình, mà chủ yếu được xây dựng qua hành động, lời nói để từ đó làm nổi bật lên tính cách. Tác giả đã khắc họa Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh. Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Đối với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc, Sơn vẫn thường xuyên chơi cùng, và tỏ ra thân thiết chứ không hề coi thường, xa cách. Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Cậu chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm. Sơn là một cậu bé tốt bụng, thân thiện và giàu lòng nhân ái.
Xem thêm: Giới thiệu một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 62 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.