Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Các bạn học sinh có thể tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích.
Sơ đồ tư duy Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Chuẩn bị đọc
Vì sao, thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn loài?
Gợi ý: Thiên nhiên cung cấp môi trường sống, nuôi dưỡng muôn loài kể cả con người.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này gợi ý nghĩa gì?
Vạn vật trên thế giới có mối quan hệ gắn bó mật thiết.
Câu 2. Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa gì?
Nhấn mạnh mảnh đất là vô cùng thiêng liêng, quý trọng đối với con người.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
– Luận điểm 1: Quan hệ của người da đỏ và thiên nhiên.
– Lí lẽ và bằng chứng 1:
- Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em.
- Dòng nước là máu của tổ tiên.
- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
– Luận điểm 2: Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng trong cách sống, cách ứng xử với thiên nhiên.
– Lí lẽ và bằng chứng 2:
- Họ sẽ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần.
- Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai.
- Họ chẳng để ý đến bầu không khí mà họ hít thở.
– Luận điểm 3: Thái độ, cách ứng xử đúng đắn với Đất và thiên nhiên.
– Lí lẽ và bằng chứng 3:
- Phải biết quý trọng đất đai.
- Hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ.
Câu 2. Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề nào dưới đây? Lí giải vào hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản.
a. Hồi đáp lời đề nghị mua đất của Tổng thống Mỹ.
b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
– Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề: b
– Tác giả đã đưa ra các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra cách ứng xử của người da đỏ với thiên nhiên, sự khác biệt trong cách ứng xử của người da trắng với thiên nhiên, và rút ra thái độ ứng xử đúng đắn nhất.
Câu 3. Em hãy xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích sau:
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
– Bằng chứng khách quan: Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua; Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
– Ý kiến, đánh giá chủ quan: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.
Câu 5. Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất”? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.
– “Đất là Mẹ”: đất đai là cội nguồn sinh dưỡng của con người
– “Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất”: giữa con người và đất có mối quan hệ gắn bó khăng khít, không thể tách rời, tương quan về số phận, vận mệnh.
– Thông điệp: con người cần hiểu được vai trò, ý nghĩa của đất đai nói riêng và thiên nhiên nói chung, từ đó biết trân trọng và bảo vệ đất đai, thiên nhiên.
Câu 6. Đoạn văn nào trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất? Chia sẻ ấn tượng của em với các bạn trong lớp.
– Đoạn văn: Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ.
– Nguyên nhân: khẳng định được sự coi trọng của người da đỏ với đất đai, hình ảnh thiên nhiên hiện lên vô cùng sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ.
Câu 7. Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng một trăm năm mươi chữ.
Gợi ý:
Con người cần biết quý trọng tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài. Trước hết, tài nguyên thiên nhiên góp phần phục vụ cuộc sống của con người. Đất đai cho con người trồng trọt, chăn nuôi. Nguồn nước để con người lấy nước tắm rửa, sinh hoạt. Một số tài nguyên khoáng sản, thủy sản giúp phát triển kinh tế. Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Cùng với đó, các loài vật có tồn tại và phát triển theo đúng quy luật tự nhiên thì con người cũng mới có thể tồn tại và phát triển được. Nhưng một thực tế đáng buồn là con người đang dần hủy hoại thiên nhiên. Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi khói bụi, chất thải công nghiệp. Những cánh rừng bị chặt phá bừa bãi, động vật quý hiếm cũng bị săn bắt trái phép. Đất đai ở đồng bằng bị ô nhiễm do các hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm cũng theo đó mà bị ô nhiễm theo. Nguồn tài nguyên biển đang dần bị cạn kiệt do đánh bắt bằng những hình thức trái với quy định của pháp luật. Điều đó khiến cho con người phải đối mặt với những hiểm họa – thiên tai xảy ra ngày càng nhiều, Trái Đất đang dần nóng lên, dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn. Con người cần phải học cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, bảo vệ sự sống của muôn loài để xây dựng Trái Đất tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Con người cần ứng xử với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 58 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.