Soạn bài Bóp nát quả cam giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 101, 102, 103.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Bóp nát quả cam – Tuần 31 của Bài 23 chủ đề Con người Việt Nam theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài phần Đọc – Bài 23: Bóp nát quả cam
Khởi động
Nói tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết.
Gợi ý trả lời:
Tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết:
- Kim Đồng
- Lê Văn Tám
- Nguyễn Bá Ngọc
Bài đọc
BÓP NÁT QUẢ CAM
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
Từ ngữ:
– Giặc Nguyên: giặc từ phương Bắc.
– Trần Quốc Toản (1267–1285): một thiếu niên anh hùng, tham gia không chiến chống giặc Nguyên.
Trả lời câu hỏi
1. Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
2. Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua.
3. Vua khen Trần Quốc Toản thế nào?
4. Vì sao được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức?
5. Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?
Gợi ý trả lời:
1. Trần Quốc Toản xin gặp vua để xin vua cho đánh giặc.
2. Chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua: Đợi mãi không gặp được vua, Trần Quốc Toản liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
3. Vua khen Trần Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
4. Được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức vì: vua nói Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Vua ban cho quả cam quý nhưng xem Trần Quốc Toản như trẻ con, không cho bàn việc nước.
5. Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện sự vô cùng căm giận sứ giặc ngang ngược, sự dũng cảm, mạnh mẽ, có trách nhiệm với đất nước.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
2. Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động.
Gợi ý trả lời:
1. Từ ngữ chỉ người:
- Trần Quốc Toản
- Vua
- Sứ thần
- Lính
Từ ngữ chỉ vật:
- Thuyền rồng,
- Quả cam
- Thanh gươm
2. Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động: Trần Quốc Toản xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến để gặp vua.
Soạn bài phần Viết – Bài 23: Bóp nát quả cam
1. Viết chữ hoa:
Gợi ý trả lời:
- Quan sát chữ hoa Q (kiểu 2): cỡ vừa cao 5 li, chữ cỡ nhỏ cao 2,5 li. Gồm 3 nét: cong trên, cong phải và lượn ngang.
- Quy trình viết: Đặt bút trên đường kẻ 4 và đường kẻ 5, viết nét cong trên (nhỏ) đến đường kẻ 6, viết tiếp nét cong phải (to) xuống tới đường kẻ 1 thì lượn vòng trở lại viết nét lượn ngang từ trái sang phải (cắt ngang nét cong phải), tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, dừng bút ở đường kẻ 2.
2. Viết ứng dụng: Trần Quốc Toản là người anh hùng nhỏ tuổi.
Gợi ý trả lời:
Viết chữ hoa T, Q, chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.
Soạn bài phần Nói và nghe – Bài 23: Bóp nát quả cam
1. Nêu sự việc trong từng tranh
Bóp nát quả cam
2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Gợi ý trả lời:
1. Nêu sự việc trong từng tranh
Mẫu 1:
- Tranh 1: Trần Quốc Toản xô ngã mấy người lính gác để được vào gặp vua, xin đánh giặc.
- Tranh 2: Trần Quốc Toản quỳ xuống tâu với vua: “Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!” và đặt thanh gươm lên gáy xin chịu tội.
- Tranh 3: Vua nói: “Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.” và ban cho Quốc Toản một quả cam.
- Tranh 4: Quốc Toản xòe tay cho mọi người xem quả cam vua ban nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
Mẫu 2:
- Tranh 1: Trần Quốc Toản xô những người lính gác để đi gặp vua
- Tranh 2: Trần Quốc Toản xin vua cho đánh giặc
- Tranh 3: Vua khen Trần Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc đất nước, ban cho Quốc Toản một quả cam
- Tranh 4: Quả cam trên tay Quốc Toản đã bị nát
2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Tranh 1: Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người linh gác, xăm xăm xuống bến.
Tranh 2: Gặp vua, Quốc Toản qùy xuống tâu:
– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Tranh 3: Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, vua bạn cho Quốc Toản một quả cam.
Tranh 4: Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 23: Bóp nát quả cam
Kể cho người thân về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.
Trả lời:
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, vua bạn cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: “vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bóp nát quả cam (trang 100) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 31 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.