Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà cũng như tình bà cháu. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Bếp lửa.
Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Bếp lửa
Câu 1. Bài thơ là lời của nhân vật nào, thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc đó được gợi lên từ điều gì?
– Bài thơ là lời của người cháu, thể hiện cảm xúc về người bà.
– Cảm xúc được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa.
Câu 2. Hãy xác định bố cục của bài thơ.
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
- Phần 2. Từ “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói” đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”: Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
- Phần 3. Tiếp theo đến “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”: Suy ngẫm về cuộc đời người bà.
- Phần 4. Còn lại: Thực tại cuộc sống của người cháu.
Câu 3. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm cháu dành cho bà. Những từ ngữ, chi tiết nào trong bài thơ giúp em có cảm nhận như vậy.
– Hình ảnh người bà mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh; bà chăm lo cho cháu, hết mực yêu thương, trở thành chỗ dựa cho cháu.
– Tình cảm cháu dành cho bà: yêu thương, biết ơn cùng với nỗi niềm mong nhớ, trân trọng.
– Những từ ngữ, chi tiết nào trong bài thơ thể hiện như: Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế; Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe; Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học; Cháu thương bà biết mấy nắng mưa; Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!; Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc;…
Câu 4. Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần. Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần, là hình ảnh trung tâm của bài thơ, mang nhiều ý nghĩa. Khi nhớ về hình ảnh bếp lửa, người cháu người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa bởi đó là hình ảnh gắn bó gắn liền với bà trong suốt những năm tháng tuổi thơ được sống bên bà. Hình ảnh “bếp lửa” tượng trưng cho tình cảm bà cháu thiêng liêng.
Câu 5. Bài thơ đã “vẽ” nên bức chân dung dung cuộc sống” nào? Điều gì trong bức chân dung ấy gây ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?
– Bài thơ đã “vẽ” nên bức chân dung cuộc sống: người bà tần tảo, đảm đang; những năm tháng đói khổ nhọc nhằn,…
– Ấn tượng: hình ảnh người bà giản dị, với tình yêu thương không chỉ có trong bài thơ mà cũng rất đỗi gần gũi, quen thuộc trong kí ức tuổi thơ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bếp lửa Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 23 sách Kết nối tri thức tập 2 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.