Dân số trên thế giới đang gia tăng một cách chóng mặt. Khi đọc văn bản Bài toán dân số, với câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số.
Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Bài toán dân số, dành cho học sinh lớp 8 khi học tập môn Ngữ Văn. Mời tham khảo nội dung chi tiết sẽ được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Bài toán dân số – Mẫu 1
Soạn văn Bài toán dân số chi tiết
I. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “tôi bỗng sáng mắt ra”: Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại.
- Phần 2. Tiếp theo đến “số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng.
- Phần 3. Còn lại. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại
– Đặt vấn đề: giả thuyết về bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại.
– Người viết trình bày quan điểm cá nhân của mình:
- Ban đầu: không tin
- Sau đó khi nghe xong câu chuyện: “sáng mắt ra”.
=> Cách đặt vấn đề hấp dẫn, có tính chất gợi mở
2. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng
* Câu chuyện từ một bài toán cổ:
– Kể về việc kén rể của một nhà thông thái cho cô con gái của mình.
– Câu đố của nhà thông thái: đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô, đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, 2 hạt thóc vào ô thứ hai, các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi lên, ai đủ số thóc yêu cầu sẽ là chồng cô gái.
– Kết quả: không có ai đạt được yêu cầu của nhà thông thái, số thóc được tính ra có thể lấp đầy khắp bề mặt trái đất – một con số vô cùng khủng khiếp.
– So sánh với vấn đề dân số: Ban đầu thế giới có hai người (A-đam và Ê-va), đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.
* Câu chuyện về khả năng sinh con của phụ nữ: Tỉ lệ sinh con ở các nước châu Phi, châu Á là rất cao:
- Châu Phi có Ru-an-đa là 8,1; Ta-da-ni-a là 6,7, toàn châu Phi là 5,8.
- Châu Á có Ấn Độ là 4,5; Nê-pan là 6,3; Riêng ở Việt Nam là 3,7.
* Tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1.57% năm 1990 thì dân số hành tinh năm 2015 là 7 tỉ người – so sánh với bài toán cổ với số dân trên thế giới mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ.
=> Chứng minh đầy thuyết phục bằng cách so sánh và đưa ra số liệu.
3. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số
– Lời kêu gọi:
- Đừng để cho mọi người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc.
- Việc hạn chế gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người.
=> Lời kêu gọi ngắn gọn nhưng xác đáng.
Tổng kết:
– Nội dung: Từ câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số. Và nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
– Nghệ thuật: lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể…
Soạn văn Bài toán dân số ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm).
* Bố cục gồm 3 phần:
– Phần 1 (Mở bài). Từ đầu đến “tôi bỗng sáng mắt ra”: Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại.
– Phần 2 (Thân bài). Tiếp theo đến “số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng.
– Phần 3 (Kết bài). Còn lại. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số.
* Các ý chính trong phần thân bài:
– Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.
– So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.
– Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.
Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?
– Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra đó là: Đất đai không sinh thêm, nhưng con người lại nhiều thêm gấp bộ. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
– Điều khiến tác giả sáng mắt ra: Vấn đề về bài toán đã được đặt ra từ thời cổ đại, chứ không chỉ có trong những năm gần đây như người ta vẫn nghĩ.
Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
– Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có tính chất gợi mở, giúp tác giả so sánh đến vấn đề gia tăng dân số.
– Sự tương đồng trong hai vấn đề này: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng ).
– Từ sự so sánh này, tác giả tiếp tục nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.
Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo nhằm mục đích gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
– Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo với mục đích trước tiên là chứng minh rằng phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con.
– Các nước thuộc châu Phi là: Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca; các nước thuộc châu Á: Ấn Độ, Nê-phan, Việt Nam.
– Đây là các nước đang phát triển hay chậm phát triển, với tỉ lệ gia tăng dân số khá cao.
– Sự phát triển của xã hội sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về vấn đề gia tăng dân số.
Câu 5. Văn bản này đem cho em những hiểu biết gì?
– Sự gia tăng dân số thường xảy ra ở các nước đang hoặc chậm phát triển.
– Sự gia tăng dân số đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.
II. Luyện tập
Câu 1. Liên hệ với phần “Đọc thêm” để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
– Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ – sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ, không dùng mệnh lệnh hay biện pháp thô bạo để cấm đoán hay can thiệp.
– Lý do: Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ giúp nâng cao nhận thực của họ về vấn đề sinh sản chính là hạ thấp tỷ lệ thụ thai cùng như tỉ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh…
Câu 2. Hãy nêu các lý do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?
Sự gia tăng dân số có ảnh hướng đến tương lai nhân loại trên nhiều phương diện: nhà ở, lương thực, môi trường, việc làm, y tế, giáo dục… Dân số quá đông sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về mọi mặt.
Câu 3. Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần “Đọc thêm”, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9 – 2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu lần gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay?
– Từ năm 2000 đến 9 năm 2003, dân số thế giới tăng khoảng 240 triệu người.
– Dân số Việt Nam tính đến số liệu gần nhất là khoảng 95 triệu người.
– Như vậy số người trên thế giới đã tăng gấp 2,5 lần so với dân số Việt Nam hiện nay.
Soạn bài Bài toán dân số – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm).
– Gồm 3 phần:
- Phần 1 (Mở bài). Từ đầu đến “ tôi bỗng sáng mắt ra ”: Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại.
- Phần 2 (Thân bài). Tiếp theo đến “ số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ ”. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng.
- Phần 3 (Kết bài). Còn lại. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số.
– Các ý chính trong phần thân bài:
- Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.
- So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.
- Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.
Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?
– Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra đó là: Đất đai không sinh thêm, nhưng con người lại nhiều thêm gấp bộ. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
– Điều khiến tác giả sáng mắt ra: Vấn đề về bài toán đã được đặt ra từ thời cổ đại, chứ không chỉ có trong những năm gần đây như người ta vẫn nghĩ.
Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
– Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có tính chất gợi mở, giúp tác giả so sánh đến vấn đề gia tăng dân số.
– Sự tương đồng trong hai vấn đề này: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng ).
– Từ sự so sánh này, tác giả tiếp tục nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.
Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo nhằm mục đích gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
– Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo với mục đích trước tiên là chứng minh rằng phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con.
– Các nước thuộc châu Phi là: Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca; các nước thuộc châu Á: Ấn Độ, Nê-phan, Việt Nam.
– Đây là các nước đang phát triển hay chậm phát triển, với tỉ lệ gia tăng dân số khá cao.
– Sự phát triển của xã hội sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về vấn đề gia tăng dân số.
Câu 5. Văn bản này đem cho em những hiểu biết gì?
- Sự gia tăng dân số thường xảy ra ở các nước đang hoặc chậm phát triển.
- Sự gia tăng dân số đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.
II. Luyện tập
Câu 1. Liên hệ với phần “Đọc thêm” để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số: Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ – sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ, không dùng mệnh lệnh hay biện pháp thô bạo để cấm đoán hay can thiệp. Vì nâng cao nhận thức của phụ nữ về vấn đề sinh sản chính là hạ thấp tỷ lệ thụ thai cùng như tỉ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh…
Câu 2. Hãy nêu các lý do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?
Gia tăng dân số sẽ kéo theo những vấn đề như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề việc làm, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh… Việc gia tăng dân số là một thách thức với các nước nghèo nàn lạc hậu khi gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống con người…
Câu 3. Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần “Đọc thêm”, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9 – 2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu lần gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay?
Từ năm 2000 đến 9 năm 2003, dân số thế giới tăng khoảng 240 triệu người. Dân số Việt Nam tính đến số liệu gần nhất là khoảng 95 triệu người. Như vậy số người trên thế giới đã tăng gấp 2,5 lần so với dân số Việt Nam hiện nay.
Soạn bài Bài toán dân số – Mẫu 3
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
– Văn bản có bố cục 3 phần. Nội dung chính của mỗi phần là:
- Phần 1 (Mở bài). Từ đầu đến “ tôi bỗng sáng mắt ra ”: Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại.
- Phần 2 (Thân bài). Tiếp theo đến “ số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ ”. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng.
- Phần 3 (Kết bài). Còn lại. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số.
– Các ý lớn trong phần thân bài:
- Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.
- So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.
- Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.
Câu 2.
– Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản: Đất đai trên thế giới sẽ không sản sinh thêm, nhưng số lượng con người lại tăng lên. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
– Điều đã làm tác giả “sáng mắt ra”: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại, không phải chỉ mới được đặt ra trong những năm gần đây.
Câu 3.
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái nhằm gợi mở, giúp tác giả nêu bật được vấn đề dân số đang ngày càng gia tăng nhanh chóng hơn.
Câu 4.
- Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo nhằm chứng minh phụ nữ có khả năng sinh sản rất nhiều con.
- Trong số các nước kể tên trong văn bản, các nước thuộc châu Phi là: Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca; các nước thuộc châu Á: Ấn Độ, Nê-phan, Việt Nam.
- Đa số các nước trên đều là các nước đang phát triển, trình độ dân trí còn chưa cao, nhưng tốc độ gia tăng dân số lại nhanh.
- Kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội: Sự phát triển của xã hội sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về vấn đề gia tăng dân số.
Câu 5.
Văn bản đã giúp cho người đọc hiểu được: Sự gia tăng dân số thường xảy ra ở các nước đang hoặc chậm phát triển. Sự gia tăng dân số đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.
II. Luyện tập
Câu 1.
Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số: Cần giáo dục và tuyên truyền cho nữ giới các vấn đề liên quan đến việc sinh sản. Vì nâng cao nhận thức của nữ giới về vấn đề sinh sản chính là hạ thấp tỷ lệ thụ thai cùng như tỉ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh…
Câu 2.
Các lý do chính để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao sự gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?” là:
- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra những khó khăn về không gian sống không đáp ứng được nhu cầu, cũng như kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm, nhiều tệ nạn xã hội…
- Đặc biệt với các nước còn nghèo nàn, lạc hậu thì sự gia tăng dân số sẽ gây áp lực đến kinh tế, việc làm từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội.
Câu 3.
Từ năm 2000 đến 9 năm 2003, dân số thế giới tăng khoảng 240 triệu người. Dân số Việt Nam tính đến số liệu gần nhất là khoảng 95 triệu người. Như vậy số người trên thế giới đã tăng gấp 2,5 lần so với dân số Việt Nam hiện nay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bài toán dân số Soạn văn 8 tập 1 bài 13 (trang 130) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.